Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là một chỉ tiêu quan trọng dùng để xác định bản chất của các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp có xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hay không. Không quá khi nói rằng Tỷ suất Lợi nhuận gộp chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của Doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt Tỷ suất Lợi nhuận gộp sẽ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về : Tỷ suất Lợi nhuận gộp là gì? và Một số thông tin hữu ích cần phải biết về Tỷ suất Lợi nhuận gộp,....
Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là Biên lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp tiếng Anh là: Gross Profit Margin
Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được sử dụng để đo lường tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) được xác định bằng công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ tiêu cho chúng ta biết được cứ một trăm đồng doanh thu thuần sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Hệ số Tỷ suất lợi nhuận gộp hay Biên lợi nhuận gộp là hệ số rất quan trọng, đôi khi nó còn được sử dụng để thay thế cho Chỉ tiêu "Lợi nhuận gộp" nhằm đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp/(Gross profit margin) càng cao thì chứng tỏ Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh của mình sẽ dễ thành công và bền vững hơn các doanh nghiệp khác. Và nếu Doanh nghiệp đó, có tỷ suất lợi nhuận gộp cao chứng tỏ các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt, đồng thời kiểm soát các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm rất tốt.
- Các nhà đầu tư thường sử dụng Tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh và đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một ngành để thấy được hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau tính trong các sản phẩm mũi nhọn, không tính đến các yếu tố khác như Chi phí khác, thu nhập khác, các chi phí gián tiếp khác,....
Ví dụ: Công A có tỷ suất lợi nhuận gộp là 10%.
Công ty B có tỷ suất lợi nhuận gộp là 15%.
Trong điều kiện, Công ty A và Công ty B là hai công ty trong cùng một ngành, có các chỉ số khác tương đồng về: Quy mô, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tài chính,....
Thì rõ ràng Công ty B sẽ là khoản đầu tư sinh lời tốt hơn.
Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:
Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH ABC năm 2021:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) = 25.000 / 110.000 = 22,7%
Gross profit margin = 22,7% cho thấy trong năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang về cho Công ty ABC 22,7 đồng lợi nhuận gộp.
Tỷ số Gross profit margin được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.
Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu: Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) là gì? Ý nghĩa và cách xác định các Tỷ suất lợi nhuận gộp.
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666