Doanh thu thuần là một khoản mục quan trọng hàng đầu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc kiểm soát tốt Lợi nhuận thuần sẽ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Doanh thu thuần (Net revenue) là gì? Công thức tính Doanh thu thuần, Ý nghĩa của Doanh thu thuần và Trình bày Doanh thu thuần trên Báo cáo tài chính.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:
Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Doanh thu thuần được trình bày ở Mã số 10 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu thuần tiếng Anh là Net Revalue
Doanh thu thuần về Bán hàng và cung cấp Dịch vụ tiếng Anh là: Net revenue from selling goods and providing services
Định nghĩa Doanh thu thuần bằng tiếng Anh: Net revenue is an indicator that reflects the revenue from the sale of goods, finished products, investment properties, service provision and other revenue minus deductions from sales (trade discounts, sales discounts). , returned goods) in the reporting period, as the basis for calculating the business results of the enterprise.
Từ khái niệm của Doanh thu thuần, ta có thể thấy Cách tính Doanh thu thuần như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp Dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.
Các khoản giảm trừ doanh thu là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
Qua đây, các bạn đã biết Doanh thu thuần tính như thế nào rồi phải không.
Ta có thể thấy Doanh thu thuần là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có số liệu về Doanh thu thuần, Chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát được:
Từ đó có thể đánh giá được tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu trên Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy, Doanh nghiệp đang có nhiều chính sách bán hàng Chiết khấu thương mại và Giảm giá hàng bán, hoặc cũng có thể do Công ty đang có nhiều hàng bị lỗi, hư hỏng dẫn đến hàng bán bị trả lại trong kỳ tăng cao.
Qua đó, Chủ doanh nghiệp sẽ có các nhận xét đúng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của mình, và có thể đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính xác hơn.
Doanh thu thuần được trình bày trên Báo cáo tài chính, và cụ thể là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Doanh thu thuần khác doanh thu ở chỗ Doanh thu thuần là Doanh thu đã được giảm đi các khoản Giảm trừ doanh thu (Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại). Từ đó, Doanh thu thuần sẽ phản ánh đúng hơn về số tiền có khả năng thu được trong kỳ từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, hơn là Doanh thu.
Việc xác định đúng khả năng thu tiền, sẽ giúp cho Chủ doanh nghiệp dễ dàng trong việc cân đối dòng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần được xác định như sau:
Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần
Tỷ lệ này cho thấy với mỗi đồng Doanh thu thuần thu được, thì Doanh nghiệp sẽ tốn bao nhiêu chi phí Giá vốn hàng bán.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là một chỉ tiêu được nhiều nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm bởi tính hiệu quả của tỷ số này.
Tỷ lệ Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng cao, càng chứng tỏ Khâu quản trị mua hàng, sản xuất, lưu trữ hàng hóa càng hiệu quả. Mỗi đồng sản phẩm được bán ra, tốn càng ít chi phí đầu vào, từ đó sẽ giúp cho lợi nhuận của Doanh nghiệp được tăng lên.
Tỷ số Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng thấp, càng cho thấy khâu đầu vào mua hàng của doanh nghiệp đang có vấn đề, hoặc tỷ lệ chi phí trên doanh thu của sản phẩm này quá cao, dẫn đến Lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm này là không mấy hiệu quả. Doanh nghiệp có thể phải cân nhắc giảm bớt tỷ trọng sản phẩm này trong tổng các loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có các hệ số của ngành khác nhau, để ứng dụng được tỷ lệ này tốt nhất, thì các nhà quản lý nên so sánh với các công ty trong cùng ngành hoặc so sánh với hệ số ngành, từ đó sẽ cho thấy Doanh nghiệp của mình có đang có thế mạnh về Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần hay không?
Qua bài viết này, Thành Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về : Doanh thu thuần (Net revenue) là gì? Công thức tính Doanh thu thuần, Ý nghĩa của Doanh thu thuần và Trình bày Doanh thu thuần trên Báo cáo tài chính.
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666