Hotline: 0886856666

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? Các điều cần lưu ý về Lợi nhuận gộp

(5/5) - 66 bình chọn.
22/09/2021 3891

 

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay còn gọi là Lãi gộp là một khoản mục rất quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Không quá khi nói rằng Lợi nhuận gộp chính là chỉ tiêu phản ánh rõ ràng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt Lợi nhuận gộp sẽ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về : Lợi nhuận gộp là gì? và Một số thông tin hữu ích cần phải biết về Lợi nhuận gộp,....

Các bạn có thể tham khảo thêm về: 

1. Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp tiếng Anh là Gross Profit

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

Lợi nhuận gộp là một chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành phẩm, và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận gộp chỉ tính đến mức độ ảnh hưởng của các doanh thu, chi phí trực tiếp liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mà không tính đến mức độ ảnh hưởng các các khoản khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, thu nhập khác,.... Điều này cho thấy việc phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả trực tiếp của việc sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Doanh nghiệp.

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận gộp được trình bày ở Mã số 20 - Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ - tiếng Anh là Gross profit from sales of merchandise and services

2. Cách tính lợi nhuận gộp:

Từ khái niệm của Lợi nhuận gộp (Gross Profit), ta có thể xác định công thức để tính lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp  = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Trong đó:

Doanh thu thuần được xác định bằng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong một thời gian nhất định (thường là 1 kỳ hoặc 1 năm).

Xem thêm Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán: Tại đây

Từ công thức này, ta có thể thấy để tối ưu được lợi nhuận gộp (tăng được lợi nhuận gộp) thì ta sẽ cần tăng Doanh thu thuần và đồng thời giảm được giá vốn hàng bán.

Ví dụ: Một doanh nghiệp có một số chỉ tiêu như sau (đơn vị tính: triệu đồng): 

Doanh thu từ bán hàng hóa: 1000

Các khoản giảm trừ doanh thu: 20

Giá vốn hàng bán: 800

Thì Lợi nhuận gộp sẽ được xác định = 1000 - 20 - 800 = 180

3. Ý nghĩa của chỉ tiêu Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp (Gross profit) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp vận tải có kết quả kinh doanh trong năm lợi nhuận sau thuế biến động tăng mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên khi đọc Báo cáo tài chính thì lợi nhuận chủ yếu của Công ty này đến từ khoản lãi do bán Công ty con, trong khi Lợi nhuận gộp thì đang bị âm. Điều này chứng tỏ, tình hình sản xuất kinh doanh hoạt động chính của Công ty đang có vấn đề rất lớn.

Trong ví dụ nêu trên, nếu chúng ta không sử dụng đến Chỉ tiêu "Lợi nhuận gộp" thì sẽ không thể biết được doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả hay không, hay lãi chỉ do các hoạt động bất thường tạo nên, mà không phải năm nào cũng có.

4. Tỷ suất lợi nhuận gộp hay Biên lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp còn được gọi là Biên lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận gộp được xác định bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Biên lợi nhuận gộp) (%)  = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Tỷ suất này cho chúng ta biết từ một trăm đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Hệ số Tỷ suất lợi nhuận gộp hay Biên lợi nhuận gộp là hệ số rất quan trọng, đôi khi nó còn được sử dụng để thay thế cho Chỉ tiêu "Lợi nhuận gộp" nhằm đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây cũng là một hệ số quan trọng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành để thấy được hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau tính trong các sản phẩm mũi nhọn, không tính đến các yếu tố khác như Chi phí khác, thu nhập khác, các chi phí gián tiếp khác,....

 

Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu: Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì? và một số điều cần lưu ý về Lãi gộp (Gross Profit).

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo