Báo cáo kiểm toán đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, và là một công cụ không thể thiếu với người sử dụng Báo cáo tài chính. Báo cáo Kiểm toán giúp các Nhà đầu tư tin tưởng được số liệu tài chính của các Công ty đã được kiểm toán, từ đó có thể dễ dàng trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, Báo cáo Kiểm toán còn có nhiều dạng Ý kiến kiểm toán khác nhau, nếu không tìm hiểu rõ, các Nhà đầu tư có thể sẽ đưa ra các quyết định không chính xác.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Báo cáo Kiểm toán là gì? Mẫu Báo cáo Kiểm toán và Cách đọc Báo cáo Kiểm toán.
Xem thêm:
Báo cáo Kiểm toán tiếng Anh là Audit Report
Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011:
Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
a) Đối tượng của cuộc kiểm toán;
b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
c) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
d) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
đ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
e) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Lưu ý:
Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác được lập trên cơ sở quy định tại Điều 46 của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 và chuẩn mực kiểm toán phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Có các dạng Ý kiến kiểm toán như sau:
Ý kiến kiểm toán Chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Ý kiến kiểm toán không phải Chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính không được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần bao gồm:
Việc hiểu rõ các loại ý kiến kiểm toán, sẽ cho người sử dụng Báo cáo tài chính nắm được tình hình tài chính thực tế của Doanh nghiệp, từ đó có thể ra quyết định chính xác hơn.
Mẫu Báo cáo Kiểm toán theo quy định bao gồm: Báo cáo tài chính do Đơn vị được Kiểm toán lập kèm theo Ý kiến của Công ty Kiểm toán độc lập.
Số: /2021/VIETLAND-BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Ban Giám đốc
Công ty Cổ phần ABC
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty”) gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2020 cùng với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Báo cáo tài chính của Công ty được lập Ngày 27 tháng 02 năm 2021, trình bày từ trang 06 đến trang 36 kèm theo.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập, trình bày trung thực và hợp lý Báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các Quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu Báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.
Ý kiến của Kiểm toán viên
Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần ABC tại ngày 31/12/2020 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các Quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
|
|
|
Họ và tên Giám đốc Số Giấy Chứng nhận đăng ký hành nghề Tên Công ty Ngày tháng lập Báo cáo Kiểm toán |
|
Họ và tên Kiểm toán viên Số Giấy Chứng nhận đăng ký hành nghề |
Số: /2021/VIETLAND-BCKT
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Ban Giám đốc
Công ty Cổ phần ABC
Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ABC (sau đây gọi tắt là “Công ty”) gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2020 cùng với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày. Báo cáo tài chính của Công ty được lập Ngày 27 tháng 02 năm 2021, trình bày từ trang 06 đến trang 36 kèm theo.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập, trình bày trung thực và hợp lý Báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các Quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu Báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
.....
Ý kiến Kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ các vấn đề được nêu tại "Cơ sở của Ý kiến kiểm toán ngoại trừ", Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần ABC tại ngày 31/12/2020 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các Quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
|
|
|
Họ và tên Giám đốc Số Giấy Chứng nhận đăng ký hành nghề Tên Công ty Ngày tháng lập Báo cáo Kiểm toán |
|
Họ và tên Kiểm toán viên Số Giấy Chứng nhận đăng ký hành nghề |
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Báo cáo Kiểm toán là gì? Mẫu Báo cáo Kiểm toán mới nhất.
Xem thêm:
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666