Hotline: 0886856666

Báo cáo Kiểm toán năng lượng là gì? Mẫu Báo cáo Kiểm toán năng lượng

(5/5) - 66 bình chọn.
24/09/2021 3879

 

Chi phí vận hành của 1 nhà máy là rất lớn, đặc biệt đối với những ngành có nhiều máy móc thiết bị, thì ngoài các chi phí khấu hao tài sản, chi phí thuê nhà xưởng,... thì chi phí sử dụng năng lượng cũng là một chi phí không hề nhỏ. Việc tối ưu hóa năng lượng là một vấn đề rất cần thiết. Vì thế đã có ra đời định nghĩa "Kiểm toán năng lượng". Qua bài viết này, Thành Nam sẽ hướng dẫn đến bạn đọc bài viết: Kiểm toán năng lượng là gì? và Mẫu Báo cáo Kiểm toán năng lượng.

Xem thêm: Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán năng lượng là gì?

Theo điều 3 -Luật số: 50/2010/QH12 do Quốc Hội ban hành về: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.

Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.

Xem thêm chi tiết hơn: Kiểm toán năng lượng là gì? Cách xác định và Danh sách Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

2. Kết quả của Kiểm toán năng lượng là gì:

Kết quả kiểm toán năng lượng là Báo cáo kiểm toán năng lượng trình lãnh đạo của cơ sở được kiểm toán năng lượng, bao gồm đầy đủ các số liệu khảo sát đo lường, tính toán cụ thể, phản ánh hiện trạng công nghệ, hiện trạng sử dụng năng lượng của cơ sở và các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất theo thứ tự ưu tiên, với đầy đủ các phân tích về chi phí, lợi ích đối với từng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.

Trong thời hạn 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công Thương.

3. Mẫu Báo cáo Kiểm toán năng lượng

I. BỐ CỤC BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Báo cáo kiểm toán năng lượng được biên chế theo các chương như sau:

Chương 1. Tóm tắt

- Tóm tắt các phát hiện tiềm năng tiết kiệm năng lượng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên;

- Đề xuất lựa chọn các giải pháp ưu tiên đầu tư.

Chương 2. Giới thiệu

- Giới thiệu tóm tắt về cơ sở được kiểm toán;

- Tổ chức lực lượng kiểm toán;

- Tổng quan và phạm vi công việc;

- Nội dung của báo cáo kiểm toán năng lượng

Chương 3. Các hoạt động của công ty

- Lịch sử phát triển và hiện trạng

- Cơ cấu hoạt động và sản xuất

Chương 4. Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ

- Các dây chuyền sản xuất

- Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng

Chương 5. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng

- Nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nước

- Thông số và đặc tính nhiên liệu, năng lượng sử dụng

Chương 6. Ràng buộc về tài chính - kỹ thuật

- Các vấn đề về kỹ thuật-công nghệ, môi trường

- Các giải pháp và đánh giá về kinh tế

Chương 7. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Xác định và trình bày chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn

- Phân tích về tài chính, năng lượng và môi trường

II. NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC CHƯƠNG CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Chương 1. Tóm tắt

Nội dung chính của chương một là tổng hợp những kết quả khảo sát, các phát hiện và đánh giá của nhóm kiểm toán về các cơ hội tiết kiệm năng lượng được khuyến cáo. Các cơ hội tiết kiệm năng lượng được xếp theo thứ tự ưu tiên, nhằm giúp doanh nghiệp quyết định lựa chọn các giải pháp sẽ lần lượt thực hiện. Mặc dù chỉ là bản tóm tắt ngắn ngọn nhưng báo cáo phải đưa ra được một bức tranh đầy đủ về các phát hiện cơ hội tiết kiệm năng lượng thu được từ công tác kiểm toán năng lượng. Vấn đề chính của chương cần đề cập đến gồm:

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng

Tóm tắt tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với các giải pháp được đề xuất, trình bày theo các khoản mục như trong Bảng 2.

Bảng 2. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng và ước tính chi phí đầu tư

TT

Các giải pháp

Tiết kiệm năng lượng

Dự kiến đầu tư (103 VND)

Tiết kiệm chi phí (103đ/năm)

Thời gian hoàn vốn (năm)

Điện năng (MWh/năm)

Nh/liệu (T/năm)

1

2

3

……….

Tổng

- Khả năng triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các dự án (trình bày tóm tắt)

- Đề xuất kế hoạch thực hiện.

Chương 2. Giới thiệu

Chương này giới thiệu và mô tả phạm vi hoạt động như: Tên và địa chỉ của cơ sở được kiểm toán, giới thiệu nhóm kiểm toán, tên của các thành viên, danh mục các thiết bị đo được sử dụng trong thời gian khảo sát tại cơ sở.

- Cơ sở được kiểm toán năng lượng và Nhóm kiểm toán

- Tên công ty được kiểm toán năng lượng, địa chỉ;

- Thời gian thực hiện kiểm toán năng lượng;

- Thành phần của nhóm kiểm toán năng lượng;

- Phạm vi kiểm toán năng lượng: Kiểm toán toàn bộ doanh nghiệp/một số bộ phận, v.v...

- Phương pháp đo và thiết bị đo:

Trình bày trình tự thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung của kiểm toán, dựa trên sơ đồ ở Hình 1 (Phần A.2. Trình tự thủ tục chi tiết). Liệt kê danh mục dụng cụ đo lường được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3: Danh mục các thiết bị đã sử dụng trong kiểm toán năng lượng

TT

Tên thiết bị đo

Mã hiệu

Số lượng

Nước sản xuất

1

2

3

4

Chương 3. Hoạt động của Công ty

Chương này mô tả hoạt động của cơ sở: phác thảo ngắn gọn những nét đặc trưng của công ty, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm chính, tiêu thụ năng lượng hàng năm. Nội dung chính của chương này là giới thiệu biểu đồ sử dụng các loại năng lượng, so sánh mức sử dụng năng lượng của cơ sở với những quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sơ bộ tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đặc điểm/ mặt tốt và chưa tốt trong việc sử dụng năng lượng của cơ sở.

- Quá trình phát triển của công ty và tình hình hiện nay

- Chế độ vận hành và tình hình sản xuất

Nguyên liệu tiêu thụ và tổng sản phẩm của cơ sở được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4: Tổng sản phẩm của công ty năm ….

TT

Hạng mục

Đơn vị

Số liệu

I

Nguyên liệu tiêu thụ thực tế năm …

1

2

….

II

Sản phẩm chủ yếu sản xuất thực tế năm …

1

2

….

Tổng hợp thời gian làm việc của các khu vực sử dụng năng lượng/ các phân xưởng được trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5. Số giờ vận hành trong năm của các khu vực sử dụng năng lượng/ các phân xưởng

TT

Khu vực/ phân xưởng

Số giờ vận hành (giờ/năm)

1

2

….

Chương 4. Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ

Chương này Mô tả kỹ thuật công nghệ gồm sơ đồ công nghệ mô tả những công đoạn trong dây chuyền hoạt động trình bày theo kiểu „hộp đen“, trình bày dòng vật chất và năng lượng tại đầu vào/ đầu ra mỗi khối. Mục tiêu của chương nhằm mô tả quy trình hoạt động và phát hiện các khâu sử dụng năng lượng kém hiệu quả. Các phát hiện này được rút ra từ những quan sát trong thời gian khảo sát tại hiện trường, thảo luận với kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân vận hành, phân tích dữ liệu thu được từ các sổ sách ghi chép của cơ sở và đọc các số liệu trên các đồng hồ đo tại chỗ.

- Các công đoạn trong dây chuyền công nghệ/ số phân xưởng sản xuất:

Mô tả đầy đủ các công đoạn công nghệ chính/ dây chuyền sản xuất của các phân xưởng.

- Tiềm năng tiết kiệm năng lượng được phát hiện tương ứng tại các công đoạn.

Chương 5. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng

Chương này mô tả khả năng cung cấp năng lượng đầu vào và nhu cầu năng lượng của tất cả các thiết bị/ hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng trong cơ sở. Việc mô tả thiết bị kèm theo các kết quả kiểm tra, đánh giá; chú ý phát hiện các khâu vận hành kém hiệu quả như đã xác định ở trên.

- Cung cấp và tiêu thụ điện

- Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp điện

- Giá điện được áp dụng theo biểu giá năm …. (trình bày ở Bảng 6)

Bảng 6. Biểu giá điện theo giờ năm ….

TT

Hạng mục

Giá điện (đ/kW.h)

Giờ áp dụng

1

Giờ bình thường

2

Giờ cao điểm

3

Giờ thấp điểm

4

Giá điện trung bình

- Tình hình tiêu thụ điện và chi phí tiền điện từng tháng của cơ sở (năm ….) trình bày ở Bảng 7.

Bảng 7. Tiêu thụ điện hàng tháng và chi phí tiền điện theo hoá đơn của công ty

Tháng

Điện theo giờ (kW.h)

Tổng(kW.h)

Chi phí tiền điện ba giá (103đồng/ kW.h)

Tổng tiền điện (103đồng)

B.thường

Cao điểm

Thấp điểm

B.thường

Cao điểm

Thấp điểm

Tháng 1

Tháng 12

Cả năm

Tỷ lệ %

- Cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu

Tình hình tiêu thụ nhiên liệu (năm ….) được trình bày trong Bảng 8 và Bảng 9.

Bảng 8. Chi phí nhiên liệu tiêu thụ năm ….

(Tên) Nhiên liệu 1

(Tên) Nhiên liệu 2

(Tên) Nhiên liệu 3

Tổng chi phí (103đ/năm)

Khối lượng  (T/năm)

Chi phí  (103đ/năm )

Khối lượng  (T/năm)

Chi phí  (103đ/năm)

Khối lượng  (T/năm)

Chi phí  (103đ/năm)

Bảng 9. Tiêu thụ nhiên liệu theo từng tháng trong năm (…..)

Tháng

Đơn vị

Nhiên liệu 1

Nhiên liệu 2

Nhiên liệu 3

Khối lượng

Chi phí (103đồng)

Khối lượng

Chi phí (103đồng)

Khối lượng

Chi phí (103đồng)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 12

Tổng

- Cung cấp và tiêu thụ khí nén

- Cung cấp và tiêu thụ nước

Bảng 10. Tiêu thụ nước năm ….

Tháng

Đơn vị tính

Lượng sử dụng

Nguồn nước

Tháng 1

m3

Tháng 2

m3

m3

Tháng 12

m3

Tổng

m3

Chương 6. Ràng buộc về tài chính - kỹ thuật

Chương này trình bày khung kỹ thuật, tài chính và các ràng buộc. Nội dung gồm các bảng biểu về thông số kỹ thuật chính và giá các loại năng lượng được sử dụng, phân tích chi tiết và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

- So sánh thực tế vận hành hiện tại của thiết bị/ hệ thống thiết bị với thiết kế ban đầu (nếu có tài liệu này) và/ hoặc đo đạc tại hiện trường, xác định các nguyên nhân gây ra sự khác biệt;

- Xác định các khu vực cần nghiên cứu sâu hơn, nếu có;

- Phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng và chứng minh tính đúng đắn kèm theo (tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được và mô tả chi tiết đưa vào Phụ lục);

- Phân nhóm các giải pháp được đề xuất (theo nhóm I, II, III, tham khảo mục 2.6.1, Phần A.2);

- Chi phí đầu tư để thực hiện các giải pháp (ghi số thứ tự chỉ dẫn tham khảo đối với các phát hiện, tính toán chi tiết chi phí, kèm theo các sơ đồ, bản vẽ, đưa vào Phụ lục);

- So sánh các phương án xử lý đối với mỗi cơ hội tiết kiệm năng lượng, lựa chọn phương án thích hợp;

- Các ràng buộc tài chính cơ bản

- Các loại giá và các chi phí tính với năm cơ bản là (năm ….)

- Các loại giá và chi phí dựa trên tỷ giá 1USD = …. VNĐ

- Năng lượng và các tiêu chuẩn

Bảng 11 tóm tắt những ràng buộc về năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng. Chi phí nhiên liệu và mức sử dụng nhiên liệu được thu thập từ các chứng từ,hoá đơn năng lượng của doanh nghiệp được kiểm toán. Phát thải CO2 là hệ số trung bình có thể tham khảo, sử dụng cho việc tính toán trong trường hợp cần thiết.

Bảng 11. Các ràng buộc về năng lượng và các tiêu chuẩn

Loại nhiên liệu và tiêu chuẩn

Đơn vị

Nhiệt trị/ đơn vị

Phát thải CO2

MJ/đơn vị

KWh

Kg/GJ

Kg/MWh

Nhiên liệu rắn

Than đá

kg

Than antracite

kg

Gỗ

m3

Nhiên liệu lỏng

Dầu DO (ρ=0.86 kg/d m3)

Lít

Dầu FO (ρ=0.94 kg/dm3)

Kg

Nhiên liệu khí

Khí tự nhiên

m3

Khí hoá lỏng (LPG)

Kg

Điện năng

MWh

3600

- Đánh giá các biện pháp tiết kiệm năng lượng

Đánh giá các biện pháp tiết kiệm năng lượng theo các thông số:

- Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị nhiệt (kJ hoặc kWh)

- Tiết kiệm năng lượng theo đơn vị tự nhiên (tấn, lít, m3)

- Tiết kiệm chi phí năng lượng hàng năm (103 đồng/năm)

- Chi phí đầu tư để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (103 đồng)

- Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm)

Thời gian hoàn vốn =

Chi phí đầu tư ban đầu [nghìn đồng]

[năm]

Tiết kiệm chi phí hàng nămg [nghìn đồng/năm]

Chiến lược của công ty về sử dụng năng lượng

- Hạn chế

- Thảo luận về chiến lược sử dụng nhiên liệu hiện hành của công ty

- Đề xuất chiến lược dài hạn

Căn cứ để nhóm kiểm toán năng lượng đề xuất xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng:

- Giá các loại nhiên liệu và xu thế thay đổi giá nhiên liệu trong tương lai;

- Các nhiên liệu sẵn có ở Việt Nam và tiềm năng khai thác;

- Chi phí vận chuyển nhiên liệu;

- Mức giới hạn cho phép về nồng độ ô nhiễm trong khói thải hiện tại và tương lai;

- Chiến lược giảm ô nhiễm môi trường của Việt Nam;

- Xu hướng phát triển công nghệ đốt nhiên liệu dầu, than và xử lý chất thải

Chương 7. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Chương này tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm các mô tả kỹ thuật chi tiết và ước lượng lượng mức tiết kiệm của các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

- Sử dụng bảng tính excel để tính toán, đánh giá những biện pháp lựa chọn, bao gồm tất cả các thông số và dữ liệu cần thiết, đưa vào Phụ lục.

- Đề xuất chương trình thực hiện;

- Đề xuất các bên tham gia thực hiện chương trình, xác định các khó khăn,thuận lợi; các biện pháp khắc phục khó khăn;

- Tổng hợp chi phí đầu tư và thời gian hoàn vốn.

Quản lý và Xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng sau khi thực hiện các giải pháp

- Đề xuất tổ chức quản lý năng lượng (ví dụ cần có người quản lý năng lượng/ban quản lý năng lượng trong doanh nghiệp, xác định chức năng nhiệm vụ của người quản lý năng lượng/ ban quản lý năng lượng; vai trò của các bộ phận trong công ty về quản lý năng lượng, đề xuất lắp đặt các đồng hồ đo tại các vị trí cần thiết, v.v...).

- Xác định chiến lược quản lý năng lượng bền vững (chính sách, các mục tiêu dài hạn, trung và ngắn hạn của công ty về sử dụng năng lượng, chính sách tài chính, xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, chính sách khuyến khích người lao động tham gia tiết kiệm năng lượng, v.v…)

Các khuyến nghị

- Tổng hợp các khuyến nghị theo hệ thống;

- Tập hợp theo nhóm các nội dung giải pháp tiết kiệm năng lượng theo trình tự tự nhiên/ theo bộ phận/ theo phương thức sử dụng hoặc theo nhóm giải pháp không cần đầu tư/ đầu tư thấp/ đầu tư cao, trình bày ở mục 2.6.1.

 

Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc cùng tìm hiểu: Kiểm toán năng lượng là gì? và Mẫu Báo cáo Kiểm toán năng lượng.

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.


Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt là một trong số ít các Công ty có thể thực hiện các Dịch vụ Kiểm toán năng lượng với đội ngũ nhân sự bài bản, được đào tạo chuyên sâu.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0945589666. Để nhận được các tư vấn và triển khai Quy trình Kiểm toán năng lượng chuyên nghiệp nhất.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật
Hồ sơ năng lực

0886856666

Chat Zalo