Hotline: 0886856666

Thẩm định giá (Valuation) là gì? Mục đích, Quy trình và Các phương pháp Thẩm định giá

(5/5) - 66 bình chọn.
11/11/2021 875

 

Trong nền kinh tế thị trường biến động mạnh mẽ ngày nay, sự cần thiết của Thẩm định giá ngày càng được đề cao. Thẩm định giá giúp cho các bên tham gia giao dịch có thể xác định được giá trị hợp lý của tài sản, từ đó giúp cho giao dịch dễ thành công hơn, và đảm bảo lợi ích cho các bên.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Thẩm định giá (Valuation) là gì? Mục đích, Quy trình và Các phương pháp Thẩm định giá.

I. Thẩm định giá là gì?

Theo quy định tại Luật giá số 11/2012/QH13 năm 2012:

Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

II. Thẩm định giá Tiếng Anh là gì?

Thẩm định giá tiếng Anh là Valuation

Thẩm định giá tiếng Anh còn được dịch là Appraisal

Định nghĩa Thẩm định giá bằng tiếng Anh: Valuation means the agency or organization with the function of price appraisal to determine the monetary value of all types of assets according to the provisions of the Civil Code in accordance with the market price at a certain place and time. , serving a certain purpose according to valuation standards.

III. Mục đích của Thẩm định giá

Thẩm định giá có nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích chủ yếu khi thẩm định giá hướng bao gồm:

- Mua bán sát nhập, chuyển nhượng tài sản;

- Cổ phần hóa, mua bán, sát nhập doanh nghiệp, (M&A)...

- Liên doanh, thành lập, chuyển đổi, hoặc giải thể doanh nghiệp;

- Thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng;

- Hạch toán kế toán, thanh lý tài sản, bảo hiểm, đền bù, giải tỏa,...

- Xác định giá trị tài sản, dự án đầu tư, giá trị thương hiệu,...

- Thẩm định tài sản phục vụ điều tra, xét xử, phân chia, tranh chấp tài sản,...

- Chứng minh tài chính để đi du học, du lịch, định cư, hợp tác, góp vốn,...

- Thẩm định tài sản, cấn trừ công nợ,...

- Các mục đích thẩm định khác.

IV. Quy trình thẩm định giá tài sản

1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

4. Phân tích thông tin.

5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

V. Các phương pháp Thẩm định giá

Hiện nay, theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được Bộ tài chính công bố có các Phương pháp thẩm định giá sau đây:

- Cách tiếp cận từ thị trường theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08

- Cách tiếp cận từ chi phí theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09

- Cách tiếp cận từ thu nhập theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10

Tùy theo các trường hợp cụ thể của Tài sản cần thẩm định giá, mà Thẩm định viên có thể lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, và có thể kết hợp giữa các phương pháp (hay còn được gọi là các tiếp cận hỗn hợp) để đảm bảo Giá trị tài sản được đưa ra là phù hợp với thị trường nhất.

IV. Kết quả thẩm định giá

Kết quả của quy trình thẩm định giá sẽ ra các kết quả như sau:

1. Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.

2. Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Thẩm định giá (Valuation) là gì? Mục đích, Quy trình và Các phương pháp Thẩm định giá.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật
Hồ sơ năng lực

0886856666

Chat Zalo