Hotline: 0886856666

Nợ ngắn hạn tăng/giảm thể hiện điều gì?

(5/5) - 66 bình chọn.
27/09/2021 9314

 

Trên Bảng cân đối kế toán, Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình nợ tài chính của Doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nợ ngắn hạn dùng để theo dõi các khoản công nợ cho nhà cung cấp, trả lương cho người lao động, thanh toán các khoản thuế, vay,... tránh để gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Nợ ngắn hạn tăng/giảm nói lên điều gì? là vấn đề quan trọng được các nhà quản lý, chuyên gia tài chính quan tâm vì sự ảnh hưởng to lớn của nó.

1. Nợ ngắn hạn là gì?

Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

2. Nợ ngắn hạn bao gồm những gì?

Trên bảng cân đối kế toán, Nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)

- Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)

- Phải trả người lao động (Mã số 314)

- Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)

- Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)

- Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)

- Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)

- Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)

- Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)

- Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)

- Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)

- Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)

3. Nợ ngắn hạn tăng giảm nói lên điều gì?

Như ở trên chúng ta đã tìm hiểu, Cùng với Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn đóng vài trò then chốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với thời hạn phải thanh toán ngắn, Nợ ngắn hạn yêu cầu Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn nguồn lực để đảm bảo khả năng chi trả, luôn sẵn sàng trước những biến động của thị trường, các yếu tố chủ quan, khách quan. Chúng ta sẽ cùng nhau đi qua một số ví dụ để thể hiện: Sự biến động của Nợ ngắn hạn nói lên điều gì?:

Sự thay đổi của Nợ ngắn hạn sẽ được thể hiện chủ yếu thông qua các chỉ tiêu Phải trả người bán, Thuế các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động, Vay và nợ thuê tài chính và các khoản khác,... cụ thể:

- Phải trả người bán tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, thể hiện: Công ty đang chiếm dụng vốn được của các nhà cung cấp, có thể do Công ty đã xây dựng được vị thế trên thị trường, và lòng tin ở các đối tác, do đó, để hợp tác làm ăn với Công ty, các nhà cung cấp sẵn sàng kéo dài thời gian trả nợ, nhằm giữ chân khách hàng. Trường hợp Phải trả người bán tăng mạnh cùng với mức tăng của doanh thu, thì cũng có thể, Công ty đang trong giai đoạn phát triển nóng, đang đẩy mạnh vào việc tiêu thụ sản phẩm, và mua thêm nhiều hàng hóa sản phẩm, từ đó công nợ phải trả người bán cũng tăng theo.

- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng mạnh so với cùng kỳ nói lên: Thuế luôn là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo tài chính, một doanh nghiệp nộp thuế nhiều cũng có thể thể hiện là doanh nghiệp đấy đang có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, vì có nhiều doanh thu và nhiều lợi nhuận để nộp thuế. Tuy nhiên, việc kiểm toán khoản mục này không được tốt, cũng là những áp lực rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp, do tỷ trọng lợi nhuận ròng của một số doanh nghiệp là không cao. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng, tuy nhiên doanh thu, lợi nhuận lại sụt giảm cũng có thể thể hiện Doanh nghiệp đang làm ăn không tốt, không có tiền để nộp thuế, dẫn đến công nợ Thuế ngày càng nhiều, doanh nghiệp sẽ phải phát sinh thêm tiền chậm nộp thuế, gây càng nhiều bất lợi cho tình hình sản xuất kinh doanh.

- Phải trả người lao động tăng mạnh so với cùng kỳ nói lên: Nếu mức tăng của phải trả người lao động cùng với mức tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán, thể hiện Doanh nghiệp đang trong thời kỳ mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty đang tuyển thêm nhiều người lao động để phát triển về quy mô, tăng thêm sản xuất các đơn hàng. Tuy nhiên, nếu mức tăng của phải trả người lao động không cùng với mức tăng của doanh thu, thể hiện Doanh nghiệp đang nợ tiền lương của người lao động. Sau phải trả người lao động, thì khoản mục tiền lương của lao động cũng là khoản mục rất quan trọng. Việc chậm trễ tiền lương, dễ gây bất an đến người lao động và tâm lý không tốt, trường hợp xấu có thể dẫn đến đình công hoặc Công ty phải ngừng hoạt động.

- Vay và nợ thuê tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ nói lên: Nếu mức tăng của vay và nợ thuê tài chính tương ứng với mức tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán, thể hiện Doanh nghiệp đang có nguồn đầu ra tốt, ổn định và phát triển, do đó, Công ty cần thực hiện vay vốn ngân hàng, để có nguồn vốn tiếp tục cho hoạt động mở rộng quy mô của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô bằng vay và nợ thuê tài chính cũng cần được kiểm soát tốt chi phí lãi vay. Nếu việc Vay tăng trưởng quá nóng, dẫn đến Chi phí lãi vay tăng mạnh theo, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tốt, tỷ suất lợi nhuận ròng cao thì đó là sự phát triển rất tốt. Tuy nhiên, thị trường luôn biến đổi không ngừng, rất nhiều doanh nghiệp tăng trưởng dựa vào vốn vay ngân hàng, sau đó không kiểm soát được chi phí lãi vay, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh lãi rất thấp thậm chí còn lỗ.

 

Trên đây là một số ví dụ và dẫn chứng cụ thể để cho chúng ta thấy Nợ ngắn hạn tăng/giảm nói lên điều gì?. Các ví dụ này chỉ mới là một khía cạnh của thị trường, không đại diện cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra đối với sự biến động của Nợ ngắn hạn. Để có cái nhìn chính xác nhất, chúng ta cần căn cứ vào nhiều các yếu tố khác như thị trường, yếu tố cung cầu, tình hình tài chính của Công ty, cũng như các yếu tố khác.

 

Qua đây, chúng ta đã có thêm một số cái nhìn để hiểu hơn về Sự thay đổi của Nợ ngắn hạn nói lên điều gì?

Các bạn có thêm các ý kiến khác, hãy để xuống dưới comment để Thành Nam tiếp tục cập nhật và bổ sung vào bài viết thêm chất lượng nhé.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật
Hồ sơ năng lực

0886856666

Chat Zalo