Hotline: 0886856666

Kế toán Chủ đầu tư | Kế toán Xây dựng cơ bản

(5/5) - 66 bình chọn.
22/10/2021 1320

 

Kế toán Chủ đầu tư | Kế toán Xây dựng cơ bản được nhiều các kế toán viên tìm hiểu để nắm vững được kiến thực kế toán trong các đơn vị chủ đầu tư. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc "Kế toán Chủ đầu tư | Kế toán Xây dựng cơ bản" được nêu cụ thể tại Thông tư 95/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2012.

Thông tư 95/2012/TT-BTC bao gồm: 

- Hướng dẫn Kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư trong các doanh nghiệp

- Hướng dẫn Kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. (Mục này đã bị thay thế bởi Thông tư 79/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2019 hướng dẫn Chế độ Kế toán áp dụng cho Ban quản lý Dự án sử dụng vốn đầu tư công). Xem Thông tư 79/2019/TT-BTC tại đây)

Trong phạm vi bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc: Kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư trong các doanh nghiệp (Kế toán Xây dựng cơ bản).

Xem thêm: Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ở Đơn vị Chủ đầu tư

KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I. Hệ thống tài khoản kế toán Kế toán chủ đầu tư

1. Đối với Ban quản lý dự án đầu tư: Áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15 và thực hiện sửa đổi, bổ sung một số tài khoản, đổi tên một số tài khoản kế toán, sau:

a) Tài khoản 152 - “Nguyên liệu, vật liệu” bổ sung 07 Tài khoản cấp 2:

(1) Tài khoản 1521 - Vật liệu trong kho

(2) Tài khoản 1522 - Vật liệu giao cho bên nhận thầu

(3) Tài khoản 1523 - Thiết bị trong kho

(4) Tài khoản 1524 - Thiết bị đưa đi lắp

(5) Tài khoản 1525 - Thiết bị tạm sử dụng

(6) Tài khoản 1526 - Vật liệu, thiết bị đưa gia công

(7) Tài khoản 1528 - Vật liệu khác

b) Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đổi thành “Chi phí sản xuất thử dở dang”.

c) Tài khoản 241 - “Xây dựng cơ bản dở dang” đổi thành “Chi phí đầu tư xây dựng” và bỏ tài khoản cấp 2.

d) Tài khoản 336 - “Phải trả nội bộ” bổ sung 04 tài khoản cấp 2:

(1) Tài khoản 3361 - Phải trả nội bộ về vốn đầu tư xây dựng;

(2) Tài khoản 3362 - Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá;

(3) Tài khoản 3363 - Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá;

(4) Tài khoản 3368 - Phải trả nội bộ khác.

đ) Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đổi thành “Doanh thu” và bỏ tài khoản cấp 2 của TK 511.

e) Tài khoản 632 - “Giá vốn hàng bán” đổi thành “Giá vốn cung cấp dịch vụ”.

f) Tài khoản 642 - “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đổi thành “Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư”.

g) Tài khoản 002 - “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” đổi thành “Tài sản nhận giữ hộ”.

h) Tài khoản 008 - “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” đổi thành “Dự toán được duyệt”.

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư thực hiện theo Danh mục tài khoản ban hành kèm theo tại Phụ lục số 1a.

Trường hợp Ban quản lý dự án đầu tư cần bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

Các Ban quản lý dự án đầu tư có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán đã quy định trong Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Đơn vị chủ đầu tư mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

2. Đối với Chủ đầu tư có thành lập BQLDAĐT: Áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15 và bổ sung một số tài khoản cấp 2 như sau:

- Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ bổ sung 02 Tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1362 - Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

+ Tài khoản 1363 -  Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

3. Đối với Đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư thì áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15.

II. Hướng dẫn một số nội dung kế toán đặc thù áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư

Hướng dẫn nội dung kế toán chủ đầu tư, kế toán xây dựng cơ bản áp dụng cho Ban Quản lý dự án đầu tư thông qua các tài khoản cụ thể bao gồm:

  • Nguyên tắc Kế toán
  • Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản
  • Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Xem chi tiết các tài khoản tại đây

III. Hướng dẫn một số nội dung kế toán đặc thù áp dụng cho Chủ đầu tư có thành lập BQLDAĐT

Hướng dẫn nội dung kế toán chủ đầu tư, kế toán xây dựng cơ bản áp dụng cho Chủ đầu tư có thành lập BQLDAĐT thông qua các tài khoản cụ thể bao gồm:

  • Nguyên tắc Kế toán
  • Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản
  • Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Xem chi tiết Tại đây

IV. Đối với Chủ đầu tư không thành lập BQLDAĐT

Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập BQLDAĐT, kế toán quá trình đầu tư xây dựng ghi chung trên hệ thống sổ kế toán của đơn vị sản xuất kinh doanh thì thực hiện kế toán chủ đầu tư theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hành ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

V. Hệ thống báo cáo tài chính trong Kế toán Chủ đầu tư | Kế toán Xây dựng cơ bản

1. Báo cáo tài chính của Ban quản lý dự án đầu tư được bổ sung thêm 02 báo cáo B02 -CĐT, B03 - CĐT và 05 phụ biểu bắt buộc; Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán; Sửa đổi, bổ sung Thuyết minh báo cáo tài chính:

a) Hệ thống Báo cáo tài chính:

- Bảng Cân đối kế toán                                      Mẫu số B01 - CĐT

- Nguồn vốn đầu tư                                           Mẫu số B02 - CĐT

- Thực hiện đầu tư xây dựng                              Mẫu số B03 - CĐT

- Thuyết minh báo cáo tài chính                         Mẫu số B04 – CĐT

b) Phụ biểu báo cáo tài chính

- Chi tiết nguồn vốn đầu tư                                 Mẫu số F02 - CĐT

- Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình,          Mẫu số F03A - CĐT
hạng mục công trình

- Quyết toán vốn đầu tư theo dự án,                   Mẫu số F03B - CĐT
công trình, hạng mục công trình
hoàn thành bàn giao sử dụng

- Chi phí khác                                                    Mẫu số F03C- CĐT

- Chi phí Ban quản lý dự án đầu tư                     Mẫu số F03D - CĐT

Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tài chính quy định tại Phụ lục số 02a.

2. Đối với Đơn vị chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư và công tác kế toán dự án đầu tư được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của đơn vị thì ngoài hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp, đơn vị phải lập 02 biểu mẫu báo cáo và 04 phụ biểu chi tiết sau:

a) Báo cáo tài chính

- Nguồn vốn đầu tư                                           Mẫu số B02 - CĐT

- Thực hiện đầu tư xây dựng                              Mẫu số B03 - CĐT

b) Phụ biểu báo cáo tài chính

- Chi tiết nguồn vốn đầu tư                                 Mẫu số F02 - CĐT

- Thực hiện đầu tư theo dự án,                           Mẫu số F03A - CĐT
công trình, hạng mục công trình

- Quyết toán vốn đầu tư theo dự án,                   Mẫu số F03B - CĐT
công trình, hạng mục công trình hoàn
thành bàn giao sử dụng

- Chi phí khác                                                    Mẫu số F03C - CĐT

Xem Các mẫu Biểu Báo cáo tài chính tại Phụ lục Thông tư 95/2012/TT-BTC Tại đây

3. Đối với các dự án có phân cấp quản lý đầu tư:

- Ban quản lý dự án đầu tư cấp trên và cấp dưới phải lập báo cáo tài chính theo quy định của Thông tư này phù hợp với phân cấp quản lý vốn đầu tư và phân cấp tài chính của đơn vị.

- Ban quản lý dự án đầu tư cấp trên, ngoài việc lập báo cáo tài chính của bản thân, đơn vị cấp trên còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp từ báo cáo tài chính của mình và báo cáo tài chính của các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Ngoài báo cáo tài chính quy định trên, đơn vị quản lý dự án đầu tư phải lập các báo cáo tài chính khác theo yêu cầu của cơ quan thanh toán vốn, các tổ chức cho vay hoặc tài trợ, viện trợ vốn đầu tư.

VI. Thời hạn lập, gửi báo cáo tài chính và nơi nhận Báo cáo tài chính

- Các báo cáo tài chính khi thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư được lập và gửi cuối mỗi quý, cuối năm tài chính.

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý.

- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc  năm.

- Nơi nhận báo cáo tài chính:

Nơi nhận báo cáo

Đơn vị

BQL dự án cấp trên

Chủ đầu tư

Cấp trên của chủ đầu tư

Cơ quan thống kê (*)

A

1

2

3

4

- Chủ đầu tư có thành lập Ban quản lý dự án đầu tư

x

x

x

x

- Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án đầu tư

 

 

x

x

(*) Chỉ gửi báo cáo tài chính năm cho cơ quan Thống kê.

VII. Hệ thống chứng từ kế toán theo Kế toán Chủ đầu tư

Chứng từ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện theo Luật Kế toán, Quyết định 15, Phần Chế độ chứng từ kế toán và quy định của Thông tư này (Danh mục, mẫu Chứng từ kế toán - theo Phụ lục số 03a).

Xem chi tiết Phụ lục số 03A tại đây

VIII. Hệ thống sổ kế toán chủ đầu tư

Chế độ Sổ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện theo Luật Kế toán, Quyết định 15, Phần Chế độ sổ kế toán và bổ sung, sửa đổi tại Thông tư này (Danh mục, mẫu sổ kế toán đặc thù – Theo Phụ lục số 04a).

Xem chi tiết Phụ lục số 04A tại đây

 

Qua bài viết này, Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc về Chế độ Kế toán Chủ đầu tư | Kế toán Xây dựng cơ bản

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật
Hồ sơ năng lực

0886856666

Chat Zalo