Hotline: 0886856666

Giá trị tài sản ròng (Networth) là gì? Ý nghĩa và Cách tính chính xác nhất

(5/5) - 66 bình chọn.
30/09/2021 4120

 

Giá trị tài sản ròng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng mà người sử dụng Báo cáo tài chính cần quan tâm đến. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng xác định như thế nào trong Báo cáo tài chính?Ý nghĩa của Giá trị tài sản ròng.

1. Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng tiếng Anh là Net worth

Giá trị tài sản ròng là giá trị tất cả các tài sản thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân hoặc chính phủ sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả tại một thời điểm xác định.

Giá trị tài sản ròng cho chúng ta thấy được thực trạng tài sản của một tổ chức hay một cá nhân nào đó tại một thời điểm. Giá trị tài sản ròng có thể âm hoặc dương.

Ví dụ đơn giản: Tại thời điểm 31/12/X, Một Công ty có Tổng Tài sản là 10 tỷ đồng, Nợ phải trả là 8 tỷ đồng. Thì Giá trị tài sản ròng của Công ty sẽ là 2 tỷ đồng (10 tỷ -8 tỷ).

Giá trị tài sản ròng (Net worth) là gì

2. Có các loại tài sản ròng nào?

Giá trị tài sản ròng của cá nhân

Giá trị tài sản ròng của cá nhân được xác định bằng tài sản sở hữu của cá nhân đó trừ đi các khoản nợ chưa thanh toán. Tài sản của các cá nhân có thể là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhà cửa, xe cộ,... Còn Nợ chưa thanh toán có thể là các khoản nợ vay thế chấp tại ngân hàng cho các tài sản đó, các khoản phải trả về mua hàng hóa dịch vụ,...

Một cá nhân có thể thể hiện sự giàu có bằng nhiều ô tô sang trọng, nhà cửa, tuy nhiên Giá trị tài sản ròng của cá nhân này vẫn có thể bị âm, do đa số các tài sản này đều là do vay ngân hàng mà ra, và dòng tiền thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để bù đắp lại chi phí lãi vay.

Giá trị tài sản ròng của Doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, Giá trị tài sản ròng trên Báo cáo tài chính, có thể dễ nhìn thấy nhất, đó chính là khoản mục "Vốn chủ sở hữu" Mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán. Giá trị này dương thể hiện Công ty vẫn đang có tình hình tài chính khả quan. Còn nếu giá trị này bị âm, tức là doanh nghiệp đó đang bị "âm vào vốn chủ", báo hiệu những thách thức và khó khăn rất lớn cho chủ doanh nghiệp. Chúng ta sẽ có các phân tích sâu hơn ở các phần sau về các dấu hiệu này.

Giá trị tài sản ròng của Chính phủ

Giá trị tài sản ròng của Chính phủ thể hiện sức mạnh của Chính phủ, cũng như khả năng cân đối tài chính của một quốc gia đó. Điều này cũng cần được đặt trong bối cảnh nền kinh tế, cũng như các chính sách cần thiết của chính phủ.

3. Cách tính Giá trị tài sản ròng

Qua định nghĩa trên, ta có thể xác định được Công thức tính Giá trị tài sản ròng như sau:

Giá trị Tài sản ròng = Tổng tài sản - Nợ phải trả.

Trong đó:

Tổng tài sản: tổng toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu của Tổ chức, cá nhân như: Tiền và tương đương tiền, Các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, Tài sản cố định, các khoản đầu tư,....

Nợ phải trả:  là tổng toàn bộ các khoản nợ chưa thanh toán như: Phải trả nhà cung cấp, phải trả người lao động, vay và thuê tài chính, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước,....

Trên đây, các bạn đã biết được Cách tính Giá trị tài sản ròng như thế nào?, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm Ý nghĩa và cách ứng dụng của Giá trị tài sản ròng nhé.

Giá trị tài sản ròng (Net worth) là gì

4. Ý nghĩa của Giá trị Tài sản ròng:

Giá trị tài sản ròng thể hiện được chính xác sức mạnh tài chính của Tổ chức, Cá nhân, hay chính phủ.

Nếu Giá trị tài sản ròng dương, tức là Tổng tài sản đang lớn hơn nợ phải trả, thể hiện Doanh nghiệp vẫn đang có thể sử dụng các tài sản của mình để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Điều đó giúp Doanh nghiệp tiếp tục có thể hoạt động để tiếp tục sinh ra nhiều hơn của cải và tiền.

Nếu giá trị tài sản dòng âm, tức Tổng tài sản đang nhỏ hơn Nợ phải trả, thể hiện Doanh nghiệp đang bị "âm vốn chủ". Dây là một điều rất không tốt đối với mọi doanh nghiệp. Các tài sản của doanh nghiệp không đủ để chi trả cho các khoản nợ phải trả, trường hợp tiêu cực nhất, là Các chủ nợ của Doanh nghiệp như Các nhà cung cấp, Người lao động, Ngân hàng,... cảm thấy Khả năng tiếp tục của Doanh nghiệp không được đảm bảo, đồng loạt đòi nợ, thì Doanh nghiệp sẽ không còn dòng tiền tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, sẽ phải ngừng hoạt động, và thậm chí có thể dẫn đến Phá sản.

Với cá nhân, việc tài sản ròng bị âm thể hiện sự thâm hụt về tài chính, và cũng là một áp lực rất lớn khiến cho cá nhân đó luôn trong tình trạng "thấp thỏm" lo sợ chủ nợ xuất hiện, và phải tìm cách để thoát khỏi tình trạng xấu này.

Việc đảm bảo Giá trị tài sản ròng dương là mong muốn của mọi tổ chức, cá nhân và chính phủ. Việc chỉ quan tâm tăng trưởng các nguồn thu nhập nhưng quên đi kiểm soát tốt các khoản chi phí là tình trạng dễ nhất dẫn đến "âm vốn chủ" này. Dẫn đến Thu không bù chi và tình hình tài chính sẽ dần xấu đi nếu không biết cách kiểm soát chỉ tiêu quan trọng này.

 

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng xác định như thế nào trong Báo cáo tài chính?Ý nghĩa của Giá trị tài sản ròng.

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật
Hồ sơ năng lực

0886856666

Chat Zalo