Hotline: 0886856666

So sánh Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

(5/5) - 66 bình chọn.
20/09/2021 12179

 

Tài sản là các nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nắm giữ với mục đích đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Vì vậy, đây là các yếu tố then chốt, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Tài sản bao gồm: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Bài viết dưới đây Thành Nam sẽ cùng độc giả tìm hiểu cách để Phân biệt hai loại tài sản này.

1. Khái niệm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn:

Theo Thông tư 200/TT-BTC

Tài sản ngắn hạn tài sản phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Xem thêm bài viết chi tiết về Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản dài hạn là Chỉ tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo.

Xem thêm bài viết chi tiết về Tài sản dài hạn là gì?

2. Phân biệt Tài sản Ngắn hạn và Tài sản dài hạn

Từ các khái niệm và đặc điểm của Tài sản Ngắn hạn và Tài sản dài hạn, ta có thể tổng hợp ra bảng sau, sử dụng để so sánh, phân biệt hai loại tài sản này:

Nội dung

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

Thời hạn

là tài sản có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường

là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng

Bao gồm

- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
- Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130)
- Hàng tồn kho (Mã số 140)
- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150).

- Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)
- Tài sản cố định (Mã số 220)
- Bất động sản đầu tư (Mã số 230)
- Tài sản dở dang dài hạn (Mã số 240)
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)
- Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)

Đặc điểm

- Có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành Các khoản tiền xác định và ít rủi ro liên quan đến biến động về giá trị.
- Tài sản ngắn hạn Có tính thanh khoản cao và thời gian luân chuyển nhanh chóng.
- Tài sản ngắn hạn dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là do những khoản đầu tư cho Tài sản ngắn hạn Có thể được thu hồi dễ dàng mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
- Tài sản ngắn hạn luôn vận động và chuyển hóa không ngừng giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và không bị gián đoạn.

- Khó chuyển đổi thành các khoản tiền xác định và có nhiều rủi ro liên quan đến biến động về giá trị.
- Tài sản dài hạn có tính thanh khoản thấp và thời gian luân chuyển dài.
- Tài sản dài hạn khó thích nghi với sự thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là do những khoản đầu tư cho tài sản dài hạn có thể được khó có thể thu hồi trong ngắn hạn, và tốn kém chi phí.
- Tài sản dài hạn được nắm giữ với kỳ vọng mang lại lợi ích trong tương lai dài hạn, thường lớn hơn một năm hoặc một chu kỳ hoạt động.

Khấu hao

Do các tài sản ngắn hạn thời gian thu hồi trong vòng một năm tài chính hoặc một chu kỳ tài chính nên không bị tính khấu hao

Do tài sản dài hạn mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp nên chúng cần được tính khấu hao để phân bổ chi phí trong dài hạn.

Ghi nhận giá trị

Do thu hồi trong vòng một năm và bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường, do đó cần đánh giá lại hàng kỳ

Được ghi nhận theo phương pháp giá gốc.

 

Trên đây, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc các điểm giống và khác nhau của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.

Nếu các bạn có thêm ý kiến, hay thắc mắc gì hãy comment ở dưới bài viết nhé.

Ngoài ra, Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tài sản ngắn hạn tăng/giảm nói lên điều gì? để hiểu thêm biến động của loại tài sản này nhé.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo