Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc về: Số vòng quay các khoản phải thu là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể về Hệ số này
Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán...
Số vòng quay các khoản phải thu là hệ số được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Số vòng quay các khoản phải thu tiếng Anh là Accounts receivable turnover ratio
Công thức tính Số vòng quay các khoản phải thu như sau:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / Các khoản phải thu
Hệ số này cho ta thấy trong một năm, Các khoản phải thu phải quay được bao nhiêu vòng thì mới đạt được mức doanh thu của năm đó.
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao.
Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty.
Nếu số vòng quay các khoản phải thu thấp thì chúng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều.
Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
Khi phân tích chỉ tiêu Số vòng quay các khoản phải thu cần chú ý đến những đặc điểm:
+ Phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Thông thường, ở các doanh nghiệp bán lẻ bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng thấp; ngược lại ở các doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, do chính sách bán hàng trả chậm của các doanh nghiệp này.
+ Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp, thể hiện qua thời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng. Với những doanh nghiệp mà kỳ hạn tín dụng dài, số dư nợ định mức cho khách hàng cao thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Do tín dụng bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên xem xét, đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
+ Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. Đây cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị chỉ tiêu này. Nếu khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường hợp trên thì tỷ trọng này càng cao thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa được tốt. Doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; như: giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hàng hóa dịch vụ, bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ, nhờ pháp luật can thiệp, ..
Khi phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.
Ta có số liệu của Công ty TNHH ABC như sau:
Bảng cân đối kế toán công ty TNHH ABC đến ngày 31-12-2021.
Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH ABC năm 2021:
Số vòng quay các khoản phải thu của Công ty TNHH ABC được xác định như sau:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu / Các khoản phải thu = 112.000 / 18.000 = 6,22 (lần)
Tỷ số trên cho thấy trong năm 2021, các khoản phải thu phải luân chuyển 6,22 lần. Điều này có nghĩa là bình quân khoảng: 360 (ngày) / 6,22 = 57,86 ngày công ty mới thu hồi được nợ. Ta có thể phân tích thêm tỷ số kỳ thu tiền bình quân.
Công thức xác định tỷ số kỳ thu tiền bình quân như sau:
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân ngày.
Theo số liệu của Công ty ABC thì:
Kỳ thu tiền bình quân = 18.000 / (112.000 : 360) = 57,86 ngày.
Điều cho này cho thấy trong năm 2021, bình quân khoảng 57,86 ngày, Công ty mới thu hồi được nợ.
Đây là tỷ số bổ trợ rất tốt cho Hệ Số vòng quay các khoản phải thu, và cần được sử dụng song song với nhau để đưa ra quyết định chính xác nhất về các chính sách với doanh thu và các khoản phải thu, từ đó tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra biện pháp kịp thời.
Với mỗi ngành, Vòng quay các khoản phải thu lại có các giá trị khác nhau. Do đó, để xác định vòng quay các khoản phải thu bao nhiêu là tốt, cần so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành để biết được chính sách tín dụng bán hàng của Doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không.
Bên cạnh đó, cũng cần so sánh hệ số này với số liệu các năm trước, từ đó sẽ có cái nhìn tổng quan đến tình hình quản lý và thu hồi các khoản công nợ của mình. Từ đó, Doanh nghiệp có thể đưa ra được các biện pháp phù hợp nhất.
Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Số vòng quay các khoản phải thu là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ cụ thể về Hệ số này
Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666