Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là một hệ số quan trọng vẽ ra bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong tương lai ngắn hạn. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc: Khái niệm và Công thức và Ý nghĩa của Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là khả năng về tài chính trong ngắn hạn, mà doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân.
Khả năng tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn:
Từ khái niệm, ta có thể rút ra được cách tính Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn như sau:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu như:
Xem thêm Tài sản ngắn hạn là gì?
Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống bao gồm:
Xem thêm Nợ ngắn hạn là gì?
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số dùng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang hiện có.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng và dễ dàng. Và doanh nghiệp thường sẽ phải sử dụng Tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ có thời hạn từ 12 tháng trở xuống (Nợ ngắn hạn) để đảm bảo việc thanh toán được diễn ra thông suốt, không gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > 1: Tài sản ngắn hạn đang lớn hơn Nợ ngắn hạn, do đó, Doanh nghiệp đang có đủ Tài sản sẵn sàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng để thực hiện thanh toán cho các khoản Nợ ngắn hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Tuy nhiên, nếu trường hợp hệ số này quá lớn thì cũng không tốt, Tài sản ngắn hạn quá lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp đang dư dòng tiền, đang chưa đầu tư vào đâu, không đưa dòng tiền vào mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có khả năng cho thấy doanh nghiệp đang ở giai đoạn bão hòa của thị trường, tốc độ phát triển chậm lại.
- Trường hợp hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn < 1: Tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn Nợ ngắn hạn. Điều này dẫn đến, trong ngắn hạn, Doanh nghiệp không có đủ tài sản để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, trong trường hợp các chủ nợ đồng loạt đòi nợ thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán, và có nguy cơ bị phát sản. Hệ số này càng nhỏ thì càng nguy hiểm, khi tiến dần về 0, thì chứng tỏ doanh nghiệp đã mất hẳn khả năng thanh toán, phải thanh lý các tài sản dài hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Trong khi, việc thanh lý này sẽ phát sinh chi phí rất lớn và mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho doanh nghiệp, và mất uy tín với các khách hàng.
Câu hỏi mà nhiều bạn đọc đặt ra là: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn bao nhiêu là tốt?.
Theo kinh nghiệm đọc và phân tích nhiều Báo cáo tài chính, Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nên lớn hơn 1 để đảm bảo doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng và vay mượn các khoản công nợ mà không phải quá lo lắng về việc mất thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào hệ số của mỗi ngành, do đó, chúng ta cần linh hoạt phân tích, so sánh với hệ số ngành, đồng thời so sánh với số liệu của những năm trước, từ đó có thể đưa ra các nhận định, quyết định chính xác nhất.
Trên đây, Thành Nam đã hướng dẫn cho bạn đọc về Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là gì? Cách tính và Ý nghĩa Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.
Các bạn có ý kiến bổ sung hãy để lại comment bên dưới để bài viết thêm chất lượng nhé.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666