Hotline: 0886856666

Báo cáo Chuyển giá là gì? Cách lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

(5/5) - 66 bình chọn.
18/11/2021 6549

 

Với sự ra đời của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định 132/2020/NĐ-CP, cùng với việc siết chặt quản lý, và các biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ của cơ quan thuế trong việc kiểm soát các giao dịch liên kết, chống chuyển giá thời gian vừa qua trên toàn Việt Nam.

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc: Báo cáo Chuyển giá là gì? Cách lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

1. Báo cáo chuyển giá là gì?

Báo cáo chuyển giá hay (còn được gọi là Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết) là một bộ hồ sơ được các bên có phát sinh giao dịch liên kết trình bày nhằm cung cấp các thông tin xác định giá thị trường trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, vay, cho vay,... làm cơ sở chứng minh với các cơ quan quản lý.

2. Báo cáo Chuyển giá bao gồm những gì?

Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:

a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Các Quy định về lập Báo cáo chuyển giá:

Báo cáo chuyển giá (Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết) được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Luật Thanh tra kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.

Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.

Công ty tư vấn, kiểm toán độc lập hoặc công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế là đại diện cho người nộp thuế lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật quản lý thuế đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.

4. Quy trình lập Báo cáo chuyển giá

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chuyển giá, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ quy trình chuẩn để lập một Báo cáo chuyển giá như sau:

Bước 1: Thông tin chung về tập đoàn và Công ty;

Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;

Bước 3: Tổng quan về ngành;

Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;

Bước 5: Phân tích tài chính;

Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;

Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;

Bước 8: Lựa chọn giao dịch/Doanh nghiệp tương đồng;

Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;

Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;

Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết;

Bước 12: Kết luận Thảo luận với khách hàng về kết quả và đưa ra đề xuất;

Bước 13: Phát hành báo cáo giao dịch liên kết.

5. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, và lập Báo cáo chuyển giá

Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, lập báo cáo chuyển giá của người nộp thuế, bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;

b) Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;

c) Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;

d) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.

Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết, lập báo cáo chuyển giá của Cơ quan thuế, bao gồm:

a) Cơ sở dữ liệu của người nộp thuế;

b) Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam.

c) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;

d) Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro.

Trong đó:

“Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế thu thập, xây dựng, quản lý từ các nguồn khác nhau theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.

Phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để phân tích, xác định khoảng giao dịch độc lập tuân thủ nguyên tắc phân tích, so sánh và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này, theo thứ tự ưu tiên lựa chọn dữ liệu so sánh như sau:

a) Đối tượng so sánh nội bộ của người nộp thuế;

b) Đối tượng so sánh cư trú cùng quốc gia, lãnh thổ với người nộp thuế;

c) Đối tượng ở các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

Trường hợp lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điều 9 và điều 10 Nghị định này.

6. Các phương pháp xác định giá liên kết khi lập Báo cáo chuyển giá:

Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích, so sánh quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết và căn cứ vào thông tin dữ liệu sẵn có, Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được phân loại như sau:

Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập

Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập)

Người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế; giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình; thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay; hoặc người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.

Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập

Các trường hợp áp dụng:

Người nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc người nộp thuế không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng, việc gộp chung các giao dịch được tiến hành nhằm đảm bảo phù hợp bản chất, thực tiễn kinh doanh và lựa chọn được tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập phù hợp hoặc người nộp thuế không thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc không tham gia thực hiện các giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, cụ thể:

Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết

Các trường hợp áp dụng:

a) Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, đặc thù, được tích hợp, khép kín trong tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đoàn hoặc quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới;

b) Người nộp thuế tham gia các giao dịch kinh tế số, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn;

c) Người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và không phải đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

 

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc: Báo cáo Chuyển giá là gì? Cách lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo