Hotline: 0886856666

Tiền tệ là gì? Chức năng và các hình thái của Tiền tệ

(5/5) - 66 bình chọn.
18/11/2021 3771

 

Tiền tệ đã xuất hiện từ rất lâu đời và là phương thức thanh toán không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Tiền tệ là gì? Chức năng và các hình thái của Tiền tệ.

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là tất cả những thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng và nó mang ý nghĩa lịch sử nhất định. 

2. Hình thái biểu hiện của Tiền tệ

Cụ thể, trong lịch sử phát triển tiền tệ, Tiền tệ đã trải qua nhiều hình thái biểu hiện:

+ Tiền thể hiện bằng các vỏ sò, vỏ ốc.

+ Tiền do ngân hàng phát hành, trong đó gồm giấy bạc ngân hàng, kim loại.

+ Sec, thẻ tín dụng, tiền điện tử...

3. Chức năng của tiền tệ:

Tiền tệ có 03 chức năng cơ bản, đó là:

(a) Là phương tiện thanh toán, trao đổi: Tiền là trung gian cho việc giao dịch, mua bán hàng hoá dịch vụ, nó cho phép trao đổi giá trị mà không cần dùng hàng hoá trực tiếp, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.

-> Yêu cầu: Cơ cấu các loại tiền đưa vào lưu thông phải phù hợp với cơ cấu các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Nghĩa là các loại tiền đưa vào lưu thông phải gán với nhiều mệnh giá khác nhau nhằm phù hợp với lượng giá trị của hàng hoá lớn hay nhỏ, cũng như đảm bảo cho việc thanh toán dễ dàng.

Nói cách khác, hệ thống tiền tệ phải có đủ kích cỡ (lớn, vừa, nhỏ)

(b) Là phương tiện dự trữ giá trị: Lưu giữ tiền thay cho việc lưu giữ hàng hoá. Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Tiền là một loại tài sản tài chính, tạo ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

-> Yêu cầu : Tiền phải có giá trị ổn định.

(c) Là phương tiện hạch toán: Tiền cung cấp 1 đơn vị tiêu chuẩn giá trị dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau. Tiền được dùng để hạch toán các hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông, tiêu dùng của mọi quốc gia. Tiền dùng để so sánh chi phí, lợi ích của các phương án kinh tế.

4. Các hình thái của tiền tệ:

4.1. Hình thái tiền hàng hoá (hoá tệ): Dùng hàng hoá làm vật trung gian cho việc mua bán.

-> Đặc điểm: Giá trị của tiền đúng bằng giá trị của vật dùng làm tiền.

4.2. Tiền quy ước (chỉ tệ): Là loại tiền lưu hành do chỉ thị hay sự chi phép của chính phủ. Có 2 loại: Tiền kim loại và tiền giấy.

-> Đặc điểm: Giá trị ghi trên mặt đồng tiền chỉ là giá trị tượng trưng, giá trị đó lớn hơn rất nhiều so với giá trị của vật dùng làm tiền.

4.3. Tiền qua ngân hàng (tiền ký thác): Là loại tiền được tạo ra từ các tài khoản: Séc - "Chueque".

5. Các loại tiền, các khối tiền, tiền cơ sở, mức cung tiền:

5.1. Các loại tiền:

Căn cứ vào khả năng thanh toán nhanh hay chậm, ta có thể phân chia các loại tiền như sau:

- Tiền mặt: là lượng tiền lưu hành với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, tuy không sinh lợi nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất.

- Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn có thể viết Sec... để thanh toán, cũng là 1 loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy rằng mức độ sẳn sàng cho thanh toán kém hơn tiền mặt, có sinh lời nhưng lãi suất thấp. => Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch - một trong những đại lượng đo lượng cung tiền chủ yếu của một số quốc gia.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn): Tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán, có mức sinh lời cao.

- Chứng khoán: với sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (Trái phiếu, tín phiếu kho bạc ngắn hạn...), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng... Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán, hay nói khác đi là chúng có khả năng thanh toán chậm. 

Tóm lại, trên giác độ vĩ mô người ta quan tâm nhiều hơn đến tiền mặt, tiền gởi ngân hàng không thời hạn, tiều gửi tiết kiệm, có kỳ hạn (ngắn hạn), đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền tệ tuỳ mỗi thời kỳ mà mỗi quốc gia có thể lựa chọn các thành phần tiền tệ nêu trên dùng làm đại lượng chính đo mức cung tiền.

5.2. Các khối tiền:

- Khối M0: là toàn bộ lượng tiền mặt do ngân hàng do ngân hàng trung ương phát hành, đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng.

- Khối M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn có thể viết séc... và được gọi là khối tiền giao dịch.

- Khối M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn): cũng được gọi là khối tiền giao dịch, hay chuẩn tệ.

- M3 = M2 + Tiền được ký thác ở các định chế tài chính khác.

5.3. Tiền cơ cở (H):

Tiền cơ sở: Là toàn bộ lượng tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành. Bao gồm:

- Tiền mặt lưu hành (U)

- Tiền dự trữ trong các ngân hàng (R)

=> H = U + R

5.4. Mức cung tiền (MS):

Mức cung tiền (MS): Gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi giao dịch thường xuyên của nền kinh tế.

Bao gồm:

- Tiền mặt đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng (U)

- Tiền gửi trong ngân hàng (D)

=> MS = U + D

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Tiền tệ là gì? Chức năng và các hình thái của Tiền tệ.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo