Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định là gì? Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định mới nhất.
Thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định là việc Doanh nghiệp bán đi những Tài sản cố định không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
TSCĐ thanh lý thường là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả.
Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Khi có TSCĐ thanh lý, nhượng bán, doanh nghiệp phải thực hiện:
Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như sau:
Khi thanh lý Tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 "Chi phí khác".
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định là gì? Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán Tài sản cố định mới nhất.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666