Hotline: 0886856666

Mẫu Bảng Phân Bổ Tính Khấu Hao TSCĐ mới nhất và Cách lập

(5/5) - 66 bình chọn.
13/12/2021 1486

 

 Mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ được quy định tại Danh mục và Biểu mẫu Chứng từ Kế toán trong Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ mới nhất và Cách lập. Tải mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ mới nhất.

1. Mục đích mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ 

Mục đích của mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ:  dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trính và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng

2.  Mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ 

Tải mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ theo Thông tư 200: TẠI ĐÂY

Đơn vị:……………

Mẫu số 06-TSCĐ

Bộ phận..................

 

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

                                     Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

                                                                                                                                                                         Số:………..

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng…….năm……

SốTT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng

         Nơi sử dụng

TK 627 – Chi phí

sản xuất chung

TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công

TK 641 Chi phí bán hàng

TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp

TK 241 XDCB dở dang

TK 242 Chi phí trả trước dài hạn

TK 335 Chi phí phải trả

Toàn DN

Phân xưởng (sản phẩm)

Phân xưởng (sản  phẩm)

Phân xưởng(sản  phẩm)

Phân xưởng (sản phẩm)

Nguyên giá TSCĐ

Số khấu hao

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

I.  Số khấu hao trích

     tháng trước

2

II .  Số KH TSCĐ tăng

      trong tháng

-

3

III.  Số KH TSCĐ

      giảm trong tháng

-

4

IV.  Số KH trích tháng

      này (I + II - III)

Cộng

x

Ngày ..... tháng .... năm ...

Người lập bảng

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

3. Cách lập Mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ 

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ (như cho bộ phận sản xuất - TK 623, 627, cho bộ phận bán hàng - TK 641, cho bộ phận quản lý - TK 642…) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

Cơ sở lập:

+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.

+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. 

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc:Mẫu Bảng phân bổ tính khấu hao TSCĐ mới nhất  Kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo