Hotline: 0886856666

Kinh tế Vĩ mô là gì? Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và Các chính và, công cụ điều tiết vĩ mô.

(5/5) - 66 bình chọn.
18/11/2021 1580

 

Thông qua việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể dự đoán được sự biến động của thị trường, từ đó, sẽ tăng tỷ lệ thành công trong việc ra các quy định.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Kinh tế Vĩ mô là gì? Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và Các chính và, công cụ điều tiết vĩ mô.

1. Kinh tế học là gì?

- Là một môn học xã hội, nghiên cứu cách chọn lựa của con người trong việc sử dụng nguồn lực có giới hạn để sản xuất ra những loại hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội.

- Kinh tế học được chia thành 2 phân ngành lớn: Kinh tế vĩ môkinh tế vi mô.

2. Kinh tế học vĩ mô là gì?

Kinh tế học Vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một nước trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân (Nghiên cứu các vấn đề lớn tổng thể bao trùm).

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô:

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như:

  • Tăng trưởng kinh tế.
  • Lạm phát và thất nghiệp.
  • Xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản.
  • Phân phối của cải và nguồn lực.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cân bằng tổng quát và một số phương pháp khác (Trừu tượng hoá, mô hình hoá, thống kê số lớn,...)

3. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản:

a. Mục tiêu sản lượng:

* Mục tiêu:

  • Nền kinh tế phải tạo ra mức sản lượng thực tế cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng.
  • Đảm bảo có được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc.

* Đo lường sản lượng quốc gia: Chia thành 2 nhóm

  • Xét về quy mô: Tổng sản phẩm quốc dân GNP, tổng sản phẩm quốc nội (trong nước) GDP, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
  • Xét về tốc độ:
    • Tốc độ tăng của GDP (%), tốc độ tăng của GNP (%)
    • Tốc độ tăng của GDP/người, tốc độ tăng của GNP/người

b. Mục tiêu về việc làm và thất nghiệp:

Nền kinh tế phải tạo ra nhiều công ăn việc làm, hạ thấp tỷ lệ thấp nghiệp xuống mức có thể, duy trì ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

c. Mục tiêu về giá cả, lạm phát:

- Giá cả: khi giá tăng mạnh → ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân, khi giá giảm mạnh → ảnh hưởng không tốt đến sản xuất. Vì vậy, mục tiêu về giá cả là hướng tới việc ổn định giá cả. 

- Lạm phát: Là sự gia tăng của mức giá chung (P↑), vì vậy mục tiêu là kiềm chế được lạm phát ở mức thấp nhất có thể và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do.

d. Mục tiêu kinh tế đối ngoại:

(Mục tiêu về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán)

- Tỷ giá hối đoái: Là tỷ lệ chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này sang tiền tệ nước khác.

Khi tỷ giá biến động mạnh làm cho giá trị đồng tiền trong nước không ổn định → ảnh hưởng xấu đến kinh tế trong nước. Vì vậy, mục tiêu về tỷ giá hối đoái của các quốc gia là tiến tới ổn định được tỷ giá và ổn định được đồng tiền trong nước.

- Cán cân thanh toán (quốc tế): Là một bảng kết toán tổng hợp ghi lại toàn bộ các hoạt động giao dịch về chu chuyển hàng hoá, chu chuyển vốn và tài sản diễn ra trong năm giữa một nước với các nước còn lại trên thế giới. Kết quả của các hoạt động giao dịch đó sẽ tạo ra các luồng ngoại tệ đi vào và đi ra.

* Cán cân thanh toán (B) = Lượng NT đi vào - lượng NT đi ra (của đất nước trong 1 năm)

Nếu lượng NT đi vào = lượng NT đi ra ⇒ B = 0 ⇒ cán cân thanh toán cân bằng

Nếu lượng NT đi vào > lượng NT đi ra ⇒ B > 0 ⇒ cán cân thanh toán thặng dư

Nếu lượng NT đi vào < lượng NT đi ra ⇒ B < 0 ⇒ cán cân thanh toán thâm hụt

Vậy, mục tiêu về cán cân thanh toán là phấn đấu cân bằng và tiến tới thặng dư.

4. Các chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô:

Các chính sách và công cụ điều tiết vĩ mô được chia thành 4 loại:

a. Chính sách tài khoá: Là những quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế, giúp chính phủ duy trì sản lượng và việc làm ở mức mong muốn, Về mặt dài hạn, chính sách tài khoá có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài.

Chính sách tài khoá có 2 công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của chính phủ và thuế:

- Chi tiêu của chính phủ (G): là khoản chi để mua các hàng hoá,, dịch vụ của khu vực công cộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng.

- Thuế (T): Là nguồn thu của chính phủ: Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân → tác động đến tổng cầu và sản lượng, cũng có thể tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn.

b. Chính sách tiền tệ: Là những quy định của ngân hàng trung ương để tăng hoặc giảm mức cung tiền nhằm tác động đến tín dụng trong nền kinh tế, giúp chính phủ ổn định phát triển nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ có 2 công cụ chủ yếu đó là mức cung về tiền (MS) và lãi suất (i). Khi ngân hàng trung ương thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân → ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng.

c. Chính sách thu nhập và giá cả: Là các quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ, giúp chính phủ chống lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao.

Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung đã ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương ... đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập.

d. Chính sách kinh tế đối ngoại: Là các quyết định của chính phủ nhằm tác động vào xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và các hoạt động đối ngoại khác.

Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm các công cụ về: 

  • Quản lý ngoại hối.
  • Quản lý tỷ giá hối đoái.
  • Kiểm soát ngoại thương (chủ yếu là xuất khẩu)
    • Chính sách thuế quan; Kiểm soát thông qua hàng rào thuế (đối với mặt hàng khuyến khích xuất khẩu thì thuế ưu đãi...).
    • Chính sách phi thuế quan: thông qua hạn ngạch (quota) (chỉ cấp cho những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu: xuất bao nhiêu? Khi nào?); tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn.

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Kinh tế Vĩ mô là gì? Các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và Các chính và, công cụ điều tiết vĩ mô.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo