Hotline: 0886856666

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?

(5/5) - 66 bình chọn.
19/08/2021 820

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 được phép hoạt động tại nước ta cùng với các loại hình doanh nghiệp khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần,

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ hướng dẫn đến bạn đọc: Doanh nghiệp tư nhân (private enterprise) là gì? Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân và trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

I. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo điều 188, Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 năm 2020, có khái niệm về Doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

II. Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh là gì?

Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh là Private enterprise

Định nghĩa Doanh nghiệp tư nhân tiếng Anh: Private enterprise is an enterprise owned by an individual and is solely responsible with his or her own assets for all activities of the business.

III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp Tư nhân

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp Tư nhân đơn giản nhất bao gồm:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân

IV. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

V. Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo điều 190, Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 năm 2020

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

VI. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

VII. Bán doanh nghiệp tư nhân

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.

VIII. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

3. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

5. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

IX. Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Theo điều 74, Bộ Luật Dân sự năm 2015:

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo đó, theo khái niệm về Doanh nghiệp tư nhân đã nói ở trên: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và phải phụ thuộc vào trách nhiệm của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp, doanh nghiệp phá sản, Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải có trách nhiệm dùng các tài sản của mình để thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.

Do đó, Doanh nghiệp tư nhân sẽ không có tư cách pháp nhân.

X. Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ cần góp khi thành lập doanh nghiệp. Do vậy, khi thành lập doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân có thể tự cân đối tình hình tài chính của mình để xác định số vốn cần góp là bao nhiêu?

Một số chỉ tiêu, có thể dựa vào để xác định số vốn cần góp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

- Dự tính dòng tiền Doanh thu, Chi phí hoạt động hàng tháng, quý, năm từ đó xác định được dòng vốn cần bỏ vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các hợp đồng với khách hàng với các nguồn thu chắc chắn.

- Và các chỉ tiêu khác.

 

Xem toàn bộ Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 năm 2020 tại đây

Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn đến bạn đọc: Doanh nghiệp tư nhân (private enterprise) là gì? Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo