Quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu của thời đại hiện nay. Chính vì vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Cách tính Thuế nhập khẩu mới nhất.
Thuế nhập khẩu là thuế gián thu, đánh vào mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Thuế nhập khẩu hiện nay đang được tính dựa trên 3 phương pháp:
Thông thường, hàng hóa nhập khẩu sẽ được tính theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, trong phạm vi bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ hướng dẫn bạn đọc tính thuế nhập khẩu theo phương pháp thông dụng này nhé.
Công thức Tính thuế Nhập khẩu như sau:
Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Trị giá tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Trị giá tính thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
Thuế suất tính thuế nhập khẩu được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thuế suất để tính thuế nhập khẩu gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với:
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với:
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với:
Xem thêm Biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2021 File excel mới nhất
Thời Điểm tính thuế nhập khẩu là thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời Điểm tính thuế là thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
a. Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp được áp dụng theo chế độ ưu tiên ở mục b.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
b. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Cách tính Thuế nhập khẩu mới nhất.
Hệ thống Văn bản mới nhất
Tổng hợp Tài liệu Kế toán
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT200
⭐ Hệ thống Tài khoản Kế toán TT133
⭐ Biểu mẫu Chứng từ Kế toán TT200
⭐ VAS - Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
⭐ IFRS - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
Công cụ hỗ trợ Kế toán
⭐ Công cụ tra cứu hóa đơn của Doanh nghiệp bỏ trốn
⭐ Lịch nộp các loại Báo cáo thuế năm 2022
Bản Tin Thuế hàng tháng
0886856666