Hotline: 0886856666

Cách hạch toán Lương và Các khoản trích theo lương mới nhất 2021

(5/5) - 66 bình chọn.
23/12/2021 1942

 

Hạch toán Lương và Các khoản trích theo lương là công việc rất quen thuộc đối với các bạn kế toán tiền lương, tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều các bạn kế toán mới bỡ ngỡ khi hạch toán phần hành này, dẫn đến có các sai sót khi hạch toán lương.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Cách hạch toán Lương và Các khoản trích theo lương mới nhất 2021.

1. Tài khoản hạch toán lương:

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC: Chi phí lương được hạch toán thông qua Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.


2. Tài khoản hạch toán các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương được hạch toán thông qua tài khoản 338 - Phải trả khác, cụ thể là các tài khoản cấp 2 sau:

Các tài khoản bảo hiểm trích theo lương:

Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.

Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.

Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.

Tài khoản Thuế thu nhập cá nhân

Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.


3. Cách hạch toán tiền lương và các khoản phải trả:

Từ Bảng lương hàng tháng, chúng ta xác định ra chi phí tiền lương cần được hạch toán, và định khoản tiền lương theo các bút toán sau:

Đối với các doanh nghiệp hạch toán lương theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)

Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).

Đối với các doanh nghiệp hạch toán lương theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

        Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).


4. Hạch toán các khoản bảo hiểm trích theo lương

Hạch toán trích bảo hiểm trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 3382: Kinh phí công đoàn

Có TK 3383:  Bảo hiểm xã hội

Có TK 3384:  Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 (hoặc 3385 đối với doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133) : Bảo hiểm thất nghiệp

Hạch toán khi nộp tiền bảo hiểm:

Nợ TK 3383: Số tiền Bảo hiểm xã hội phải nộp

Nợ TK 3384: Số tiền Bảo hiểm y tế phải nộp

Nợ TK 3386 (hoặc 3385 đối với doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133): Số tiền Bảo hiểm thất nghiệp phải nộp

Nợ TK 3382: Số tiền Kinh phí công đoàn phải đóng

Có TK 1111, 1121: Tổng số tiền phải nộp


5. Hạch toán Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp (nếu có)

Hạch toán Thuế TNCN khấu trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334 : Phải trả người lao động

Có TK 3335 : Thuế Thu nhập cá nhân

Khi nộp tiền Thuế thu nhập cá nhân:

Nợ TK 3335 : Thuế Thu nhập cá nhân

Có TK 1111, 1121: Số tiền thuế Thu nhập cá nhân phải nộp


​​​​​​​6. Hạch toán khi thanh toán tiền lương cho nhân viên:

Căn cứ vào Bảng lương để xác định tiền lương mà người lao động thực được lĩnh, sau khi trừ đi các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm, Thuế TNCN, Kinh phí công đoàn, các bạn hạch toán như sau:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111: Tiền mặt (Nếu chi bằng tiền mặt)

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng)

Có TK 341: Vay và nợ thuê tài chính (Nếu vay ngân hàng để trả lương)

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Cách hạch toán Lương và Các khoản trích theo lương mới nhất 2021.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo