Hotline: 0886856666

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương mới nhất và hướng dẫn cách lập

(5/5) - 66 bình chọn.
29/11/2021 1705

 

Mẫu Bảng thanh toán tiền lương được quy định tại Danh mục và Biểu mẫu Chứng từ Kế toán trong Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Mẫu Bảng thanh toán tiền lương mới nhất và Cách lập. Tải mẫu Bảng thanh toán tiền lương.

1: Mục đích Bảng thanh toán tiền lương

Mục đích Bảng thanh toán tiền lương là làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

2: Mẫu Bảng Thanh Toán Tiền Lương

Tải Mẫu Bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200: TẠI ĐÂY

Đơn vị:...................

Mẫu số: 02 - LĐTL

Bộ phận:................

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

               Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

     Số:...............

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tháng..........năm...........

Số TT

Họ và tên

Bậc lương

Hệ số

Lương

sản phẩm

Lương

thời gian

Nghỉ việc ngừng việc hưởng. ..% lương

Phụ cấp thuộc

Phụ cấp khác

Tổng số

Tạm ứng kỳ I

Các khoản

phải khấu trừ vào lương

Kỳ II

được lĩnh

Số SP

Số tiền

Số công

Số tiền

Số công

Số tiền

quỹ lương

BHXH

...

Thuế TNCN phải nộp

Cộng

Số tiền

Ký nhận

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

   C

Cộng

Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................

Ngày....tháng....năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

                               (Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

3: Cách lập mẫu Bảng thanh toán tiền lương 

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.

Cột 3,4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.

Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

Cột 7,8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

            Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

            Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.

          Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.

           Cột 13,14,15,16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.

           Cột 17,18: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.

          Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

         Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

          Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

 

Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam đã chia sẻ đến bạn đọc: Mẫu Bảng thanh toán tiền lương mới nhất và Cách lập.

 

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo