Hotline: 0886856666

IFRS 7 - Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế số 07 | Bản tiếng Việt

(5/5) - 66 bình chọn.
11/10/2021 1642

 

Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc: Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế số 07 (IFRS 07) - bản dịch tiếng Việt: Công cụ tài chính: Thuyết minh

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh (IFRS 7) được trình bày từ đoạn 1 đến 45 và các Phụ lục A đến C. Tất cả các đoạn này có hiệu lực bằng nhau. Các đoạn in đậm thể hiện các nguyên tắc chính. Các thuật ngữ được định nghĩa ở Phụ lục A được in nghiêng khi xuất hiện lần đầu tiên trong Chuẩn mực này. Định nghĩa của các thuật ngữ khác được đề cập trong Bộ thuật ngữ của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. IFRS 7 cần được đọc trong ngữ cảnh của các mục tiêu của nó và Cơ sở kết luận, Lời nói đầu của các chuẩn mực IFRS và Khung khái niệm chung cho báo cáo tài chính. IAS 8 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót cung cấp cơ sở cho việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán trong các trường hợp không có hướng dẫn cụ thể.

Link tải:

Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế số 07 (IFRS 7) bản tiếng Việt: tại đây

Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế số 07 (IFRS 7) bản tiếng Anh: tại đây

Xem bản thuật ngữ tiếng Anh sử dụng trong IFRS: tại đây

Xem full bộ Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế IFRS tại đây

Vào tháng 4 năm 2001, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (“Ủy ban”) đã áp dụng IAS 30 Thuyết minh Báo cáo Tài chính của Ngân hàng và các Định chế Tài chính tương tự do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành lần đầu vào tháng 8 năm 1990.

Vào tháng 8 năm 2005, Ủy ban đã ban hành IFRS 7 Công cụ tài chính để thay thế IAS 30 và kế thừa những yêu cầu về thuyết minh trong IAS 32 Công cụ tài chính: Thuyết minh và Trình bày. IAS 32 sau đó đã được đổi tên thành IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày. IAS 1 Trình bày báo cáo tài chính (được sửa đổi năm 2007) đã chỉnh sửa nội dung các thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt trong IFRS, bao gồm IFRS 7. Vào tháng 3 năm 2009, IASB đã nâng cao yêu cầu thuyết minh về giá trị hợp lý và rủi ro thanh khoản trong IFRS 7.

Ủy ban cũng đã sửa đổi IFRS 7 để phản ánh việc một Chuẩn mực mới về công cụ tài chính đã được ban hành – IFRS 9 Công cụ tài chính, liên quan đến việc phân loại của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính.

IFRS 7 cũng đã được sửa đổi vào tháng 10 năm 2010 nhằm yêu cầu các đơn vị bổ sung thêm thuyết minh đối với  các tài sản tài chính đã được chuyển giao nhưng chưa được dừng ghi nhận khi đơn vị vẫn tiếp tục có sự liên quan đến tài sản được chuyển giao. Vào tháng 12 năm 2011, Ủy ban đã sửa đổi IFRS 7 để cải thiện thuyết minh trong các giao dịch bù trừ liên quan đến tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính.

Vào tháng 5 năm 2017, khi IFRS 17 Hợp đồng Bảo hiểm được ban hành, Chuẩn mực này bổ sung yêu cầu thuyết minh cho trường hợp đơn vị áp dụng miễn trừ đối với các cổ phiếu quỹ cụ thể hoặc đối với nợ phải trả tài chính được mua lại của chính đơn vị trong các trường hợp cụ thể.

Các Chuẩn mực khác đã đưa ra một số sửa đổi nhỏ đối với IFRS 7. Các sửa đổi này bao gồm Miễn trừ có giới hạn cho Thuyết minh so sánh của IFRS 7 đối với Đơn vị lần đầu áp dụng (các sửa đổi của IFRS 1) (được ban hành vào tháng 1 năm 2010), Những cải thiện đối với IFRSs (được ban hành vào tháng 5 năm 2010), IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất (được ban hành vào tháng 5 năm 2011), IFRS 11 Thỏa thuận chung (được ban hành vào tháng 5 năm 2011), IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý (được ban hành vào tháng 5 năm 2011), Trình bày các khoản mục thu nhập toàn diện khác (các sửa đổi của IFRS 1) (được ban hành vào tháng 6 năm 2011), Ngày hiệu lực bắt buộc và Thuyết minh chuyển tiếp (các sửa đổi của IFRS 9 (năm 2009), IFRS 9 (năm 2010) và IFRS 7) (được ban hành vào tháng 12 năm 2011), Đơn vị quản lý quỹ đầu tư (các sửa đổi của IFRS 10, IFRS 12 và IAS 27) (được ban hành vào tháng 10 năm 2012), IFRS 9 Công cụ tài chính (Kế toán phòng ngừa rủi ro và các sửa đổi của IFRS 9, IFRS 7 và IAS 39) (được ban hành vào tháng 11 năm 2013), Những cải thiện thường niên đối với IFRSs giai đoạn 2012-2014 (được ban hành vào tháng 9 năm 2014), Sáng kiến Thuyết minh (các sửa đổi của IAS 1) (được ban hành vào tháng 12 năm 2014), IFRS 16 Thuê tài sản (được ban hành vào tháng 1 năm 2016) và Những cải thiện thường niên đối với IFRS giai đoạn 2014-2016 (được ban hành vào tháng 12 năm 2016).

Nội dung bài viết [Ẩn]

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 7 Công cụ tài chính: Thuyết minh

Mục tiêu

  1. Mục tiêu của IFRS 7 là yêu cầu các đơn vị cung cấp các thuyết minh trong báo cáo tài chính của mình để người sử dụng đánh giá:

  1. tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị; và

  1. tính chất và phạm vi của các rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính mà đơn vị gặp phải trong kỳ và tại cuối kỳ báo cáo, và cách thức đơn vị quản trị các rủi ro đó.

  1. Các nguyên tắc trong IFRS 7 bổ sung các nguyên tắc về ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trong IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bàyIFRS 9 Công cụ tài chính.

Phạm vi

  1. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả đơn vị và cho tất cả các loại công cụ tài chính, ngoại trừ:

  1. những lợi ích trong các công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh được hạch toán theo IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất, IAS 27 Báo cáo tài chính riêng hoặc IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết và công ty liên doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, IFRS 10, IAS 27 hoặc IAS 28 yêu cầu hoặc cho phép đơn vị hạch toán lợi ích trong một công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh theo IFRS 9; trong những trường hợp đó, đơn vị phải áp dụng các yêu cầu của IFRS này và, đối với những lợi ích được xác định theo giá trị hợp lý, phải áp dụng những yêu cầu của IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý. Đơn vị cũng phải áp dụng IFRS này cho tất cả các công cụ phái sinh liên quan đến lợi ích trong công ty con, công ty liên kết hoặc công ty liên doanh, trừ khi công cụ phái sinh này thỏa mãn định nghĩa của một công cụ vốn theo IAS 32.

  1. các quyền và nghĩa vụ của đơn vị sử dụng lao động phát sinh từ quỹ phúc lợi nhân viên, được áp dụng theo IAS 19 Lợi ích của người lao động.

  1. [đã xoá].

  1. các hợp đồng thuộc phạm vi của IFRS 17 Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, IFRS này áp dụng cho:

  1. các công cụ phái sinh được gắn kèm trong các hợp đồng thuộc phạm vi của IFRS 17, nếu IFRS 9 yêu cầu đơn vị hạch toán riêng biệt các công cụ phái sinh này; và

  1. các cấu phần đầu tư được tách riêng từ các hợp đồng thuộc phạm vi của IFRS 17, nếu IFRS 17 yêu cầu sự tách riêng này.

Ngoài ra, công ty bảo hiểm phải áp dụng IFRS này cho các hợp đồng bảo lãnh tài chính nếu công ty bảo hiểm áp dụng IFRS 9 trong việc ghi nhận và xác định giá trị các hợp đồng đó, nhưng phải áp dụng IFRS 17 nếu công ty bảo hiểm lựa chọn, theo quy định tại đoạn 7(e) của IFRS 17, áp dụng IFRS 17 trong việc ghi nhận và xác định giá trị các hợp đồng này.

  1. các công cụ tài chính, hợp đồng và nghĩa vụ trong các giao dịch thanh toán trên cơ sở cổ phiếu áp dụng theo IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, ngoại trừ việc IFRS này áp dụng cho các hợp đồng thuộc phạm vi của IFRS 9.

  1. các công cụ được yêu cầu phải phân loại là các công cụ vốn theo các đoạn 16A và 16B hoặc các đoạn 16C và 16D của IAS 32.

  1. IFRS này áp dụng cho các công cụ tài chính đã được ghi nhận và chưa được ghi nhận. Công cụ tài chính được ghi nhận bao gồm các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính thuộc phạm vi của IFRS 9. Công cụ tài chính chưa được ghi nhận bao gồm một số công cụ tài chính, mặc dù không thuộc phạm vi của IFRS 9, nhưng thuộc phạm vi của IFRS này.

  1. IFRS này áp dụng đối với các hợp đồng mua hoặc bán một khoản mục phi tài chính thuộc phạm vi của IFRS 9.

5A

Các yêu cầu về thuyết minh rủi ro tín dụng từ đoạn 35A đến 35N áp dụng cho những quyền mà IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng quy định hạch toán theo IFRS 9 cho mục đích ghi nhận lãi hoặc lỗ do suy giảm giá trị. Bất kỳ tham chiếu nào đến tài sản tài chính và công cụ tài chính trong các đoạn này sẽ bao gồm những quyền này trừ khi được quy định khác.

Phân nhóm công cụ tài chính và mức độ thuyết minh

  1. Khi IFRS 7 yêu cầu các thuyết minh theo loại công cụ tài chính, đơn vị phải nhóm các công cụ tài chính thành các nhóm phù hợp với bản chất của các thông tin được thuyết minh và có tính đến các đặc điểm của các công cụ tài chính này. Đơn vị phải cung cấp đầy đủ thông tin cho phép đối chiếu các nhóm công cụ này với các khoản mục được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính.

Tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

  1. Đơn vị phải thuyết minh thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tầm quan trọng của các công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị.

Báo cáo tình hình tài chính

Các loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

  1. Giá trị ghi sổ của mỗi loại công cụ tài chính sau, được quy định cụ thể ở IFRS 9, được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính hoặc trong bản thuyết minh báo cáo tài chính:

  1. các tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, trình bày riêng biệt (i) các tài sản tài chính được chỉ định là tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu hoặc sau ghi nhận ban đầu theo đoạn 6.7.1 của IFRS 9; (ii) các tài sản tài chính được ghi nhận là tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo lựa chọn tại đoạn 3.3.5 của IFRS 9; (iii) các tài sản tài chính được ghi nhận là tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo lựa chọn tại đoạn 33A của IAS 32 và (iv) các tài sản tài chính bắt buộc phải ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo IFRS 9.

  1. - (d) [đã xóa]

  1. các nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, trình bày riêng biệt (i) các nợ phải trả tài chính được chỉ định là nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu hoặc sau đó theo đoạn 6.7.1 của IFRS 9 và (ii) nợ phải trả tài chính thỏa mãn định nghĩa nắm giữ để kinh doanh theo IFRS 9.

  1. các tài sản tài chính được xác định theo giá trị được phân bổ.

  1. các nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị được phân bổ.

  1. các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, trình bày riêng biệt (i) tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.1.2A của IFRS 9; và (ii) các khoản đầu tư vào công cụ vốn được chỉ định là tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác tại thời điểm ghi nhận ban đầu theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9.

Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ

  1. Nếu đơn vị đã chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ một tài sản tài chính (hoặc một nhóm tài sản tài chính) mà đáng lẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác hoặc theo giá trị được phân bổ, thì đơn vị phải thuyết minh:

  1. mức độ rủi ro tín dụng tối đa (xem đoạn 36(a)) của tài sản tài chính (hoặc nhóm các tài sản tài chính) tại cuối kỳ báo cáo.

  1. giá trị mà các công cụ phái sinh tín dụng có liên quan hoặc các công cụ tương tự giảm thiểu mức độ rủi ro tín dụng tối đa đó (xem đoạn 36(b)).

  1. giá trị của sự thay đổi, trong kỳ và lũy kế, trong giá trị hợp lý của tài sản tài chính (hoặc nhóm các tài sản tài chính) do những thay đổi trong rủi ro tín dụng của tài sản tài chính được xác định bằng:

  1. giá trị của sự thay đổi trong giá hợp lý không phải do những thay đổi trong điều kiện thị trường dẫn tới rủi ro thị trường; hoặc

  1. việc sử dụng một phương pháp thay thế mà đơn vị cho là thể hiện đúng hơn giá trị của sự thay đổi trong giá trị hợp lý dẫn đến những thay đổi trong rủi ro tín dụng của tài sản đó.

Những thay đổi trong điều kiện thị trường dẫn tới rủi ro thị trường bao gồm những thay đổi quan sát được (có thể so sánh) về lãi suất, giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái hoặc chỉ số về giá hoặc giá trị.

  1. giá trị của sự thay đổi trong giá trị hợp lý của các công cụ phái sinh tín dụng liên quan hoặc các công cụ tương tự phát sinh trong kỳ và lũy kế kể từ khi tài sản tài chính được chỉ định.

  1. Nếu đơn vị đã chỉ định một khoản nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo đoạn 4.2.2 của IFRS 9 và được yêu cầu phải trình bày ảnh hưởng của thay đổi trong rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả đó trong báo cáo thu nhập toàn diện khác (xem đoạn 5.7.7 của IFRS 9), thì đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị của sự thay đổi lũy kế trong giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả tài chính do thay đổi trong rủi ro tín dụng của khoản nợ phải trả đó (xem các đoạn B5.7.13 – B.5.7.20 của IFRS 9 hướng dẫn cách xác định ảnh hưởng của sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của một khoản nợ phải trả).

  1. chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của nợ phải trả tài chính và giá trị mà đơn vị phải thanh toán cho chủ nợ khi đáo hạn theo hợp đồng

  1. bất kỳ việc chuyển đổi nào của lãi hoặc lỗ lũy kế trong vốn chủ sở hữu trong kỳ bao gồm lý do của những chuyển đổi đó.

  1. nếu một khoản nợ phải trả được dừng ghi nhận trong kỳ, giá trị (nếu có) được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện khác là số đã được thực hiện tại ngày dừng ghi nhận.

10A

Nếu đơn vị đã chỉ định một khoản nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo đoạn 4.2.2 của IFRS 9 và được yêu cầu trình bày toàn bộ thay đổi trong giá trị hợp lý của khoản nợ phải trả đó (bao gồm những ảnh hưởng của sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của một khoản nợ phải trả) trong báo cáo lãi hoặc lỗ (xem các đoạn 5.7.7 và 5.7.8 của IFRS 9), thì đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị của sự thay đổi, trong kỳ và lũy kế, trong giá trị hợp lý của nợ phải trả tài chính được quy cho sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của khoản nợ đó (xem các đoạn B5.7.13 – B5.7.20 của IFRS 9 hướng dẫn cách xác định ảnh hưởng của sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của một khoản nợ phải trả ); và

  1. chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của nợ phải trả tài chính và giá trị đơn vị phải thanh toán cho chủ nợ khi đáo hạn theo hợp đồng.

  1. Đơn vị cũng phải thuyết minh:

  1. mô tả chi tiết của các phương pháp được sử dụng để tuân thủ  theo yêu cầu của các  đoạn 9(c), 10(a) và 10A(a) và đoạn 5.7.7(a) của IFRS 9, bao gồm giải thích vì sao phương pháp đó là phù hợp.

  1. nếu đơn vị cho rằng các thuyết minh mà đơn vị đã cung cấp, trong báo cáo tình hình tài chính hoặc trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, để tuân thủ theo các yêu cầu tại đoạn 9(c), 10(a) hoặc 10A(a) hoặc đoạn 5.7.7(a) của IFRS 9, không thể hiện đúng sự thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản tài chính hoặc nợ phải tài chính do sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả, lý do đơn vị đưa ra kết luận đó và các yếu tố mà đơn vị cho là liên quan.

  1. mô tả chi tiết của phương pháp luận hoặc các phương pháp luận được sử dụng để xác định liệu việc trình bày ảnh hưởng của sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của một khoản nợ phải trả trong báo cáo thu nhập toàn diện khác có tạo ra hoặc làm tăng thêm sự không phù hợp về kế toán trong báo cáo lãi hoặc lỗ hay không (xem đoạn 5.7.7 và đoạn 5.7.8 của IFRS 9). Nếu đơn vị được yêu cầu phải trình bày ảnh hưởng của sự thay đổi trong rủi ro tín dụng của một khoản nợ phải trả trong báo cáo lãi hoặc lỗ (xem đoạn 5.7.8 của IFRS 9), thuyết minh phải bao gồm mô tả chi tiết về mối quan hệ kinh tế được nêu trong đoạn B5.7.6 của IFRS 9.

Đầu tư vào công cụ vốn được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác

11A

Nếu đơn vị đã chỉ định các khoản đầu tư vào công cụ vốn được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác,  như được cho phép tại đoạn 5.7.5 của IFRS 9, đơn vị phải thuyết minh:

  1. các khoản đầu tư vào công cụ vốn nào được chỉ định được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác.

  1. lý do của việc sử dụng cách trình bày thay thế này.

  1. giá trị hợp lý của từng khoản đầu tư đó tại cuối kỳ báo cáo.

  1. cổ tức đã được ghi nhận trong kỳ, trình bày riêng biệt cổ tức từ các khoản đầu tư đã được dừng ghi nhận trong kỳ báo cáo và cổ tức từ các khoản đầu tư còn nắm giữ tại cuối kỳ báo cáo.

  1. bất kỳ việc chuyển đổi nào của lãi hoặc lỗ lũy kế trong vốn chủ sở hữu trong kỳ và lý do của những chuyển đổi đó.

11B

Nếu đơn vị dừng ghi nhận các khoản đầu tư vào công cụ vốn được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác trong kỳ báo cáo, đơn vị phải thuyết minh:

  1. lý do của việc thanh lý các khoản đầu tư.

  1. giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tại ngày dừng ghi nhận.

  1. lãi hoặc lỗ lũy kế từ việc thanh lý.

Tái phân loại

12-12A

[Đã xóa].

12B

Đơn vị phải thuyết minh nếu, trong kỳ báo cáo hiện tại hoặc các kỳ báo cáo trước, đơn vị đã phân loại lại bất kỳ tài sản tài chính nào theo đoạn 4.4.1 của IFRS 9. Đối với mỗi lần phân loại lại như vậy, đơn vị phải thuyết minh:

  1. ngày tái phân loại.

  1. giải thích chi tiết về thay đổi trong mô hình kinh doanh và mô tả định tính về ảnh hưởng của các thay đổi đó đến báo cáo tài chính của đơn vị.

  1. giá trị được phân loại vào hoặc ra của mỗi loại.

12C

Trong từng kỳ báo cáo từ ngày tái phân loại đến ngày ngừng ghi nhận, đơn vị phải trình bày thuyết minh cho các tài sản được tái phân loại từ nhóm giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ đến các nhóm ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.4.1 của IFRS 9 gồm

  1. lãi suất hiệu lực được xác định vào ngày tái phân loại; và

  1. thu nhập lãi được ghi nhận.

12D

Nếu, từ ngày báo cáo năm gần nhất, đơn vị đã phân loại lại tài sản tài chính khỏi nhóm được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác để chúng được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc khỏi nhóm tài sản ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ để chúng được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị hợp lý của tài sản tài chính tại cuối kỳ báo cáo; và

  1. lãi hoặc lỗ từ giá trị hợp lý đáng lẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi hoặc lỗ hoặc báo cáo thu nhập toàn diện khác trong kỳ báo cáo nếu tài sản tài chính không được phân loại lại.

  1. [Đã xóa].

Bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

13A

Các thuyết minh trong hướng dẫn trong các đoạn 13B đến 13E bổ sung cho các yêu cầu thuyết minh khác của IFRS này và được áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính đã được ghi nhận được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32. Các thuyết minh này cũng áp dụng cho các công cụ tài chính đã được ghi nhận chịu sự chi phối của một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự, không phân biệt việc chúng có được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32 hay không.

13B

Đơn vị phải thuyết minh thông tin để người đọc báo cáo tài chính có thể đánh giá ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiềm tàng của thỏa thuận bù trừ đến tình hình tài chính của đơn vị. Ảnh hưởng này bao gồm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiềm tàng của quyền bù trừ liên quan đến tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận của đơn vị thuộc phạm vi của đoạn 13A.

13C

Để thỏa mãn mục tiêu của đoạn 13B, đơn vị phải thuyết minh riêng, tại ngày kết thúc kỳ báo cáo, các thông tin định lượng sau đây cho các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận thuộc phạm vi của đoạn 13A:

  1. giá trị gộp của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận;

  1. giá trị đã được bù trừ theo các tiêu chí tại đoạn 42 của IAS 32 khi xác định giá trị thuần được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính;

  1. giá trị thuần được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính;

  1. các giá trị chịu sự chi phối của một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự mà không được bao gồm trong đoạn 13C(b), bao gồm:

  1. các giá trị liên quan đến các công cụ tài chính đã được ghi nhận mà không thỏa mãn một số hoặc tất cả các tiêu chí bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32; và

  1. các giá trị liên quan đến tài sản thế chấp tài chính (bao gồm thế chấp bằng tiền); và

  1. giá trị thuần sau khi trừ các giá trị tại mục (d) ra khỏi các giá trị tại mục (c) ở trên.

Thông tin theo yêu cầu tại đoạn này phải được trình bày riêng, theo dạng bảng, cho các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính trừ khi một định dạng khác phù hợp hơn.

13D

Tổng giá trị được thuyết minh theo đoạn 13C(d) cho một công cụ không được vượt quá giá trị theo đoạn 13C(c) của công cụ đó.

13E

Đơn vị phải cung cấp mô tả trong các thuyết minh về các quyền bù trừ liên quan đến các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận của đơn vị chịu sự chi phối của một thỏa thuận bù trừ tổng thể có hiệu lực và các thỏa thuận tương tự mà được thuyết minh theo đoạn 13C(d), bao gồm bản chất của các quyền đó.

13F

Nếu các thông tin được yêu cầu bởi các đoạn 13B đến 13E được trình bày tại nhiều hơn một thuyết minh trong báo cáo tài chính, đơn vị phải tham chiếu lẫn nhau giữa các thuyết minh đó.

Tài sản thế chấp

  1. Đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính mà đơn vị đã thế chấp cho các khoản nợ phải trả hoặc nợ tiềm tàng, bao gồm các giá trị đã được phân loại lại theo đoạn 3.2.23(a) của IFRS 9; và

  1. các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc thế chấp.

  1. Khi đơn vị nắm giữ tài sản thế chấp (của các tài sản tài chính hoặc phi tài chính) và được phép bán hoặc thế chấp lại tài sản này khi chủ sở hữu chúng không bị mất khả năng thanh toán, thì đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị hợp lý của tài sản thế chấp nắm giữ;

  1. giá trị hợp lý của bất kỳ tài sản thế chấp nào đã được bán hoặc được thế chấp lại, và liệu đơn vị có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó hay không; và

  1. các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc sử dụng tài sản thế chấp.

Tài khoản dự phòng tổn thất tín dụng

  1. [Đã xóa]

16A

Giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.1.2A của IFRS 9 không được ghi giảm bởi một khoản dự phòng tổn thất và đơn vị không trình bày riêng khoản dự phòng này trên báo cáo tình hình tài chính như một khoản giảm trừ của giá trị ghi sổ của tài sản tài chính. Tuy nhiên, đơn vị phải thuyết minh dự phòng tổn thất trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Công cụ tài chính phức hợp với các công cụ phái sinh đính kèm

  1. Nếu đơn vị phát hành một công cụ bao gồm cả cấu phần nợ phải trả và cấu phần vốn chủ sở hữu (xem đoạn 28 của IAS 32) và công cụ này có nhiều công cụ phái sinh đính kèm mà giá trị của chúng phụ thuộc lẫn nhau (ví dụ một công cụ nợ có thể chuyển đổi và có quyền mua lại) thì đơn vị phải thuyết minh sự tồn tại của các đặc tính đó.

Mất khả năng thanh toán và vi phạm hợp đồng

  1. Đối với các khoản vay phải trả được ghi nhận tại cuối kỳ báo cáo, đơn vị phải thuyết minh:

  1. chi tiết các lần mất khả năng thanh toán trong kỳ đối với nợ gốc, lãi, quỹ hoàn trả, hoặc các điều khoản hoàn trả của các khoản vay phải trả đó;

  1. giá trị ghi sổ của các khoản vay phải trả bị mất khả năng thanh toán vào cuối kỳ báo cáo; và

  1. thông tin về việc liệu tình trạng mất khả năng thanh toán đã được khắc phục, hoặc các điều khoản của khoản vay phải trả đã được đàm phán lại hay không, trước khi báo cáo tài chính được phê duyệt phát hành.

  1. Nếu trong kỳ, đơn vị đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng vay ngoài những nội dung được mô tả tại đoạn 18, đơn vị phải thuyết minh thông tin tương tự như được yêu cầu tại đoạn 18 nếu những vi phạm đó cho phép bên cho vay yêu cầu đẩy nhanh việc trả nợ (trừ khi các vi phạm đã được khắc phục, hoặc các điều khoản của khoản vay đã được đàm phán lại, trước hoặc tại cuối kỳ báo cáo).

Báo cáo thu nhập toàn diện

Các khoản mục thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ

  1. Đơn vị phải thuyết minh các khoản mục sau về thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ trong báo cáo thu nhập toàn diện hoặc trong bản thuyết minh báo cáo tài chính:

  1. lãi hoặc lỗ thuần phát sinh do:

  1. các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, thể hiện riêng biệt những tài sản tài chính hoặc tài sản tài chính được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu hoặc sau ghi nhận ban đầu theo đoạn 6.7.1 của IFRS 9, và các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính bắt buộc phải ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo IFRS 9 (ví dụ các khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn các điều kiện nắm giữ để kinh doanh trong IFRS 9). Đối với các khoản nợ phải trả tài chính được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, đơn vị phải trình bày tách biệt giá trị lãi hoặc lỗ được ghi nhận vào báo cáo thu nhập toàn diện khác và giá trị được ghi nhận vào báo cáo lãi hoặc lỗ.

  1. - iv) [đã xóa].

  1. các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ.

  1. các tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ.

  1. các khoản đầu tư vào công cụ vốn được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9.

  1. tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.1.2A của IFRS 9, trình bày riêng biệt giá trị lãi hoặc lỗ được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác trong kỳ và giá trị đã được phân loại lại, tại thời điểm dừng ghi nhận, từ thu nhập toàn diện khác lũy kế sang lãi hoặc lỗ trong kỳ.

  1. tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi (được tính theo phương pháp lãi suất hiệu lực) cho các tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ hoặc theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 4.1.2A của IFRS 9 (trình bày riêng biệt các giá trị này); hoặc nợ phải trả tài chính không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ.

  1. thu nhập và chi phí từ các khoản phí (trừ các khoản đã được bao gồm khi xác định lãi suất hiệu lực) phát sinh từ:

  1. các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính không được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ; và

  1. hoạt động tín thác và các hoạt động ủy thác khác dẫn đến việc nắm giữ hoặc đầu tư tài sản thay mặt cho các cá nhân, quỹ tín thác, các chương trình phúc lợi hưu trí, và các tổ chức khác.

  1. [đã xóa]

  1. [đã xóa]

20A     

Đơn vị phải thuyết minh một phân tích lãi hoặc lỗ được ghi nhận trên báo cáo thu nhập toàn diện phát sinh từ việc dừng ghi nhận các tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị được phân bổ, trình bày riêng biệt các khoản lãi và lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận các tài sản tài chính đó. Thuyết minh này phải bao gồm nguyên nhân của việc dừng ghi nhận các tài sản tài chính đó.

Các thuyết minh khác

Chính sách kế toán

  1. Theo đoạn 117 của IAS 1 Trình bày Báo cáo Tài chính (được sửa đổi năm 2007), đơn vị trình bày các chính sách kế toán chủ yếu bao gồm cơ sở (hoặc các cơ sở) xác định giá trị được sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán khác được sử dụng liên quan đến việc đọc báo cáo tài chính.

Kế toán phòng ngừa rủi ro

21A

Đơn vị phải áp dụng các yêu cầu thuyết minh trong các đoạn 21B24F cho những rủi ro mà đơn vị phòng ngừa và cho những rủi ro mà đơn vị lựa chọn áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. Thuyết minh về kế toán phòng ngừa rủi ro phải cung cấp các thông tin về:

  1. chiến lược quản trị rủi ro và cách thức đơn vị áp dụng để quản trị rủi ro;

  1. những ảnh hưởng của hoạt động phòng ngừa rủi ro của đơn vị đến giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai của đơn vị;

  1. ảnh hưởng của kế toán phòng ngừa rủi ro đến báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu nhập toàn diện và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu của đơn vị.

21B

Đơn vị phải trình bày các thuyết minh được yêu cầu trong một thuyết minh riêng hoặc trong một phần riêng của báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đơn vị không phải trình bày lại thông tin nếu đã được trình bày trong một báo cáo khác, với điều kiện là thông tin này được cung cấp bằng cách tham chiếu từ báo cáo tài chính đến báo cáo khác đó, ví dụ báo cáo quản trị hay báo cáo rủi ro được cung cấp đồng thời cho người sử dụng báo cáo tài chính theo các điều khoản giống như báo cáo tài chính và vào cùng thời điểm. Nếu thiếu tham chiếu thì báo cáo tài chính được xem là không đầy đủ.

21C

Khi đoạn 22A24F yêu cầu đơn vị tách riêng thông tin được thuyết minh theo từng nhóm rủi ro, đơn vị phải xác định từng nhóm rủi ro trên cơ sở các rủi ro mà đơn vị quyết định phòng ngừa và các rủi ro mà đơn vị áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. Đơn vị phải xác định các loại rủi ro một cách nhất quán cho tất cả các thuyết minh về kế toán phòng ngừa rủi ro.

21D

Để thỏa mãn các mục tiêu của đoạn 21A, đơn vị phải (trừ khi được quy định khác dưới đây) xác định mức độ chi tiết cần thuyết minh, và mức độ nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của các yêu cầu thuyết minh, mức độ phù hợp của việc tổng hợp và chi tiết và liệu rằng người sử dụng báo cáo tài chính có cần thêm các giải thích bổ sung để đánh giá các thông tin định lượng được thuyết minh. Tuy nhiên, đơn vị phải áp dụng cùng mức độ tổng hợp và chi tiết mà đơn vị sử dụng cho các yêu cầu thuyết minh thông tin liên quan trong chuẩn mực này và IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý.

Chiến lược quản trị rủi ro

  1. [Đã xóa]

22A

Đơn vị phải giải thích chiến lược quản trị rủi ro theo từng nhóm rủi ro của các rủi ro mà đơn vị quyết định phòng ngừa và các rủi ro mà đơn vị áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro. Giải thích này cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá (ví dụ):

  1. cách thức các rủi ro phát sinh.

  1. cách thức đơn vị quản trị từng rủi ro; bao gồm việc đơn vị phòng ngừa tất cả rủi ro của toàn bộ một khoản mục hay phòng ngừa một cầu phần (hoặc nhiều cấu phần) rủi ro của khoản mục đó và lý do.

  1. phạm vi của các rủi ro mà đơn vquản trị.

22B

Để thỏa mãn yêu cầu của đoạn 22A, thông tin phải bao gồm (nhưng không giới hạn) ở việc mô tả:

  1. các công cụ phòng ngừa rủi ro được sử dụng (và cách sử dụng) để phòng ngừa rủi ro;

  1. cách thức đơn vị xác định mối quan hệ kinh tế giữa khoản mục được phòng ngừa rủi ro và công cụ phòng ngừa rủi ro cho mục đích đánh giá tính hiệu quả phòng ngừa rủi ro; và

  1. cách thức đơn vị thiết lập tỷ lệ phòng ngừa rủi ro và các nguyên nhân dẫn tới phòng ngừa rủi ro không hiệu quả.

22C

Khi đơn vị chỉ định một cấu phần rủi ro cụ thể một khoản mục được phòng ngừa rủi ro (xem đoạn 6.3.7 của IFRS 9), ngoài các thuyết minh theo yêu cầu của các đoạn 22A và 22B, đơn vị phải cung cấp các thông tin định tính hoặc định lượng về:

  1. cách thức đơn vị xác định cấu phần rủi ro được chỉ định là khoản mục được phòng ngừa rủi ro (bao gồm diễn giải về bản chất của mối quan hệ giữa cấu phần rủi ro đó và toàn bộ khoản mục đó).

  1. mối quan hệ giữa cấu phần rủi ro và toàn bộ khoản mục (ví dụ, một cấu phần rủi ro được chỉ định theo dữ liệu quá khứ chiếm trung bình 80% của những thay đổi trong giá trị hợp lý của toàn bộ khoản mục đó).

Giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai

  1. [Đã xóa]

23A

Trừ khi được miễn trừ theo đoạn 23C, đơn vị phải thuyết minh theo từng nhóm rủi ro thông tin định lượng để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá các điều khoản điều kiện của các công cụ phòng ngừa rủi ro và những tác động của chúng đối với giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai của đơn vị.

23B

Để thỏa mãn yêu cầu của đoạn 23A, đơn vị phải trình bày chi tiết :

  1. thông tin về thời gian của giá trị danh nghĩa của công cụ phòng ngừa rủi ro; và

  1. nếu áp dụng, giá hoặc giá trị trung bình (ví d giá giao ngay hoặc giá kỳ hạn v.v.) của công cụ phòng ngừa rủi ro.

23C

Trong các trường hợp đơn vị thường xuyên thiết lập lại (ví dụ tạm dừng sau đó tiếp tục) các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro do cả công cụ phòng ngừa rủi ro và khoản mục được phòng ngừa rủi ro thường xuyên thay đổi (nghĩa là đơn vị áp dụng một quy trình năng động trong đó cả các rủi ro và công cụ phòng ngừa rủi ro không ổn định trong thời gian dài – như trong ví dụ tại đoạn B6.5.24(b) của IFRS 9), đơn vị:

  1. được miễn các thuyết minh theo yêu cầu của các đoạn 23A và 23B.

  1. phải thuyết minh:

  1. thông tin về chiến lược quản trị rủi ro cao nhất liên quan đến  các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro này;

  1. diễn giải về cách thức đơn vị thể hiện chiến lược quản trị rủi ro bằng việc sử dụng kế toán phòng ngừa rủi ro và chỉ định các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro cụ thể; và

  1. thông tin về mức độ thường xuyên mà các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro bị tạm dừng và bắt đầu lại như một phần của quy trình của đơn vị liên quan tới các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro.

23D

Đơn vị phải thuyết minh theo từng nhóm rủi ro diễn giải các nguyên nhân dẫn tới phòng ngừa rủi ro không hiệu quả mà đơn vị dự kiến sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ phòng ngừa rủi ro trong suốt kỳ hạn của nó.

23E

Nếu các nguyên nhân dẫn tới phòng ngừa rủi ro không hiệu quả xuất hiện trong một mối quan hệ phòng ngừa rủi ro, đơn vị phải thuyết minh các nguyên nhân này theo nhóm rủi ro và giải thích việc phòng ngừa rủi ro không hiệu quả.

23F

Đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền, đơn vị phải thuyết minh diễn giải mọi giao dịch dự kiến đơn vị đã áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro trong các kỳ trước đó, nhưng không được dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra.

Ảnh hưởng của kế toán phòng ngừa rủi ro đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh

  1. [Đã xóa]

24A

Đơn vị phải trình bày riêng biệt cho từng nhóm rủi ro, theo dạng bảng, các giá trị sau liên quan tới các khoản mục được chỉ định là các công cụ phòng ngừa rủi ro cho từng loại phòng ngừa rủi ro (phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, phòng ngừa rủi ro dòng tiền hoặc phòng ngừa rủi ro đầu tư thuần vào hoạt động nước ngoài):

  1. giá trị ghi sổ của các công cụ phòng ngừa rủi ro (tài sản tài chính và tách biệt với nợ phải trả tài chính);

  1. khoản mục trên báo cáo tình hình tài chính có bao gồm công cụ phòng ngừa rủi ro này;

  1. thay đổi trong giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa rủi ro được sử dụng là cơ sở cho việc ghi nhận phần không hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro trong kỳ; và

  1. giá trị danh nghĩa (bao gồm số lượng như là tấn hoặc m3) của các công cụ phòng ngừa rủi ro;

24B

Đơn vị phải thuyết minh cho từng nhóm rủi ro, theo dạng bảng, các giá trị sau liên quan tới các khoản mục được phòng ngừa rủi ro cho các loại phòng ngừa rủi ro như sau:

  1. đối với phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý:

  1. giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính (trình bày tách biệt tài sản và nợ phải trả);

  1. giá trị lũy kế của các điều chỉnh phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được bao gồm trong giá trị ghi sổ của khoản mục được phòng ngừa được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính (trình bày tách biệt tài sản và nợ phải trả);

  1. khoản mục trên báo cáo tình hình tài chính có bao gồm khoản mục được phòng ngừa rủi ro;

  1. thay đổi trong giá trị của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được sử dụng làm cơ sở cho việc ghi nhận phần không hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro trong kỳ; và

  1. giá trị lũy kế của các điều chỉnh phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý còn lại trên báo cáo tình hình tài chính của bất kỳ khoản mục được phòng ngừa rủi ro nào mà không còn được điều chỉnh lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro theo đoạn 6.5.10 của IFRS 9.

  1. đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền và phòng ngừa rủi ro đầu tư thuần vào hoạt động nước ngoài:

  1. thay đổi trong giá trị của khoản mục được phòng ngừa rủi ro được sử dụng làm cơ sở cho việc ghi nhận phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro trong kỳ (nghĩa là đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền, thay đổi trong giá trị được sử dụng để xác định phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro được ghi nhận theo đoạn 6.5.11(c) của IFRS 9);

  1. số dư của quỹ phòng ngừa rủi ro dòng tiền và quỹ chênh lệch tỷ giá hối đoái cho việc phòng ngừa rủi ro liên tục được hạch toán theo các đoạn 6.5.11 và 6.5.13 (a) của IFRS 9; và

  1. số dư còn lại của quỹ phòng ngừa rủi ro dòng tiền và quỹ chênh lệch tỷ giá hối đoái từ bất kỳ mối quan hệ phòng ngừa rủi ro nào mà kế toán phòng ngừa rủi ro không còn được áp dụng.

24C

Đơn vị phải thuyết minh cho từng nhóm rủi ro, theo dạng bảng, các giá trị sau đây cho các loại phòng ngừa rủi ro như sau:

  1. đối với phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý:

  1. phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro – nghĩa là chênh lệch giữa lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro của công cụ phòng ngừa rủi ro và khoản mục được phòng ngừa rủi ro – được ghi nhận vào báo cáo lãi hoặc lỗ (hoặc báo cáo thu nhập toàn diện khác đối với phòng ngừa rủi ro của một công cụ vốn mà đơn vị đã lựa chọn trình bày những thay đổi trong giá trị hợp lý trong báo cáo thu nhập toàn diện khác theo đoạn 5.7.5 của IFRS 9); và

  1. khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện bao gồm phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro được ghi nhận.

  1. đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền và phòng ngừa rủi ro đầu tư thuần vào hoạt động nước ngoài:

  1. lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro của kỳ báo cáo đã được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác;

  1. phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ;

  1. khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện bao gồm phần không hiệu quả của phòng ngừa rủi ro được ghi nhận;

  1. giá trị được phân loại lại từ quỹ phòng ngừa rủi ro dòng tiền hoặc quỹ chênh lệch tỷ giá hối đoái vào báo cáo lãi hoặc lỗ do điều chỉnh tái phân loại (xem IAS 1) (phân biệt giữa các giá trị kế toán phòng ngừa rủi ro đã được sử dụng trước đó, nhưng các dòng tiền trong tương lai được phòng ngừa rủi ro được dự kiến sẽ không tiếp tục xảy ra, và các giá trị đã được kết chuyển do khoản mục được phòng ngừa rủi ro đã ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ);

  1. khoản mục trong báo cáo thu nhập toàn diện bao gồm các điều chỉnh phân loại lại (xem IAS 1); và

  1. đối với phòng ngừa rủi ro giá trị thuần, lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận trong một khoản mục riêng của báo cáo thu nhập toàn diện (xem đoạn 6.6.4 của IFRS 9).

24D

Khi số lượng của các mối quan hệ phòng ngừa rủi ro được áp dụng miễn trừ trong đoạn 23C là không đại diện cho số lượng thông thường trong kỳ (tức là số lượng tại ngày báo cáo không phản ánh số lượng trong kỳ) đơn vị phải thuyết minh thực tế đó và lý do đơn vị cho rằng số lượng đó là không đại diện.

24E

Đơn vị phải trình bày một bản đối chiếu của từng cấu phần vốn chủ sở hữu và phân tích về báo cáo thu nhập toàn diện khác theo IAS 1 để đồng thời:

  1. phân biệt ở mức tối thiểu, giữa các giá trị có liên quan đến các thuyết minh trong đoạn 24C(b)(i) và (b)(iv) cũng như các giá trị được hạch toán theo đoạn 6.5.11(d)(i) và (d)(iii) của IFRS 9;

  1. phân biệt giữa các giá trị có liên quan đến giá trị thời gian của các quyền chọn của các giao dịch phòng ngừa rủi ro liên quan đến khoản mục được phòng ngừa rủi ro và các giá trị liên quan đến giá trị thời gian của các quyền chọn được dùng để phòng ngừa rủi ro giá trị thời gian của khoản mục được phòng ngừa rủi ro khi đơn vị hạch toán giá trị thời gian của một quyền chọn theo đoạn 6.5.15 của IFRS 9; và

  1. phân biệt giữa các giá trị liên quan đến các yếu tố kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và chênh lệch tỷ giá mua và bán ngoại tệ của các công cụ tài chính được dùng để phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch liên quan các khoản mục được phòng ngừa rủi ro, và phân biệt các giá trị liên quan đến các yếu tố kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và chênh lệch tỷ giá mua và bán ngoại tệ của các công cụ tài chính được dùng để phòng ngừa rủi ro giá trị thời gian của khoản mục được phòng ngừa rủi ro khi đơn vị hạch toán các giá trị đó theo đoạn 6.5.16 của IFRS 9.

24F

Đơn vị phải thuyết minh thông tin được yêu cầu trong đoạn 24E riêng cho từng nhóm rủi ro. Việc phân tách theo rủi ro này có thể được trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Quyền chọn chỉ định một công cụ có rủi ro tín dụng được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ

24G

Nếu đơn vị chỉ định một công cụ tài chính, hoặc một phần của nó, được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ bởi vì đơn vị sử dụng một công cụ phái sinh tín dụng để quản trị rủi ro tín dụng của công cụ tài chính đó, đơn vị phải thuyết minh:

  1. đối với các công cụ phái sinh tín dụng được sử dụng để quản trị rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo đoạn 6.7.1 của IFRS 9, bản đối chiếu giữa từng giá trị danh nghĩa và giá trị hợp lý tại đầu và cuối kỳ báo cáo;

  1. lãi hoặc lỗ được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ do việc chỉ định một công cụ tài chính hoặc một phần của của nó được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ theo đoạn 6.7.1 của IFRS 9; và

  1. về việc dừng ghi nhận một công cụ tài chính, hoặc một phần của nó, được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, mà do đó giá trị hợp lý của công cụ tài chính đã trở thành giá trị ghi sổ mới theo đoạn 6.7.4 của IFRS 9 và giá trị danh nghĩa hoặc giá trị gốc có liên quan (trừ việc cung cấp thông tin so sánh theo IAS 1, đơn vị không cần phải tiếp tục thuyết minh thông tin này trong các kỳ tiếp theo).

Giá trị hợp lý

  1. Ngoại trừ quy định tại đoạn 29, đối với mỗi loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính (xem đoạn 6), đơn vị phải thuyết minh giá trị hợp lý của mỗi loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đó theo cách cho phép so sánh giá trị hợp lý với giá trị ghi sổ.

  1. Khi thuyết minh giá trị hợp lý, đơn vị phải nhóm các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính thành từng nhóm, nhưng chỉ phải bù trừ các giá trị hợp lý trong phạm vi giá trị ghi sổ của chúng trong báo cáo tình hình tài chính.

27-27B [Đã xóa].

  1. Trong một số trường hợp, đơn vị không ghi nhận lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính vì giá trị hợp lý không được chứng minh bằng giá niêm yết trên một thị trường hoạt động của một tài sản hoặc nợ phải trả tương tự (nghĩa là đầu vào Cấp độ 1) cũng như không dựa trên một kỹ thuật định giá mà kỹ thuật này chỉ sử dụng dữ liệu từ các thị trường quan sát được (xem đoạn B5.1.2A của IFRS 9). Trong những trường hợp như vậy, đơn vị phải thuyết minh theo nhóm tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính:

  1. chính sách kế toán của đơn vị để ghi nhận vào lãi hoặc lỗ chênh lệch giữa giá trị hợp lý tại ngày ghi nhận ban đầu và giá giao dịch để phản ánh sự thay đổi của các yếu tố (bao gồm yếu tố thời gian) mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét đến khi tính giá tài sản hoặc nợ phải trả (xem đoạn B5.1.2A(b) của IFRS 9).

  1. chênh lệch cộng gộp chưa được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ tại đầu và cuối kỳ và đối chiếu thay đổi số dư của chênh lệch này.

  1. lý do đơn vị kết luận rằng giá giao dịch không phải là bằng chứng tốt nhất của giá trị hợp lý, bao gồm thông tin của bằng chứng hỗ trợ giá trị hợp lý.

  1. Thuyết minh về giá trị hợp lý không bắt buộc trong trường hợp:

  1. khi giá trị ghi sổ xấp xỉ một cách hợp lý với giá trị hợp lý, ví dụ, đối với công cụ tài chính như các khoản phải thu thương mại và các khoản phải trả ngắn hạn; hoặc

  1. [đã xóa].

  1. [đã xóa].

  1. các khoản nợ từ việc đi thuê.

  1. [Đã xóa]

Bản chất và phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính

  1. Đơn vị phải thuyết minh thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị đánh giá bản chất và phạm vi của các rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính mà đơn vị đang nắm giữ tại cuối kỳ báo cáo.

  1. Những thuyết minh được yêu cầu tại các đoạn 33 42 tập trung vào các rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính và cách thức chúng được quản trị. Những rủi ro này thông thường bao gồm nhưng không giới hạn ở, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường.

32A

Việc cung cấp các thuyết minh định tính trong bối cảnh các thuyết minh định lượng cho phép người sử dụng báo cáo tài chính liên kết các thuyết minh liên quan và do đó có được một bức tranh tổng thể về bản chất và phạm vi của các rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính. Sự tương tác giữa các thuyết minh định tính và định lượng góp phần cung cấp thông tin theo cách giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá chính xác hơn các rủi ro mà đơn vị gặp phải.

Thuyết minh định tính

  1. Đối với mỗi loại rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính, đơn vị phải thuyết minh:

  1. các rủi ro và cách thức phát sinh rủi ro;

  1. các mục tiêu, chính sách và quy trình của đơn vị để quản trị rủi ro và các phương pháp được sử dụng để đo lường rủi ro; và

  1. bất kỳ thay đổi trong (a) hoặc (b) so với kỳ trước.

Thuyết minh định lượng

  1. Đối với mỗi loại rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính, đơn vị phải thuyết minh:

  1. Tóm tắt dữ liệu định lượng về rủi ro tại cuối kỳ. Thuyết minh này được dựa trên các thông tin được cung cấp nội bộ cho nhân sự quản lý chủ chốt của đơn vị (như được định nghĩa trong IAS 24 Thuyết minh về các bên liên quan), ví dụ: ban giám đốc hoặc giám đốc điều hành của đơn vị.

  1. những thuyết minh được yêu cầu tại các đoạn 35A – 42, ngoài những thông tin được cung cấp theo (a);

  1. mức độ tập trung rủi ro nếu không được nêu rõ trong những thuyết minh theo (a) và (b).

  1. Nếu các dữ liệu định lượng được thuyết minh vào cuối kỳ báo cáo không đại diện cho các rủi ro trong kỳ của đơn vị thì đơn vị phải cung cấp thêm thông tin mang tính đại diện.

Rủi ro tín dụng

Phạm vi và mục tiêu

35A

Đơn vị phải áp dụng các yêu cầu thuyết minh trong đoạn 35F – 35N đối với các công cụ tài chính mà các yêu cầu về suy giảm giá trị trong IFRS 9 được áp dụng. Tuy nhiên:

  1. đối với phải thu thương mại, tài sản phát sinh từ hợp đồng và phải thu về cho thuê, đoạn 35J(a) được áp dụng cho các khoản phải thu thương mại, tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc phải thu về cho thuê này; theo đó tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn được ghi nhận theo đoạn 5.5.15 của IFRS 9, nếu các tài sản tài chính đó bị điều chỉnh khi quá hạn trên 30 ngày; và

  1. đoạn 35K(b) không áp dụng cho các khoản phải thu về cho thuê.

35B

Các thuyết minh về rủi ro tín dụng được lập theo các đoạn 35F35N cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với giá trị, thời gian và sự không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này, các thuyết minh về rủi ro tín dụng phải cung cấp:

  1. thông tin về các thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị và mối quan hệ giữa chúng đến việc ghi nhận và xác định giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến, bao gồm các phương pháp, giả định và thông tin được sử dụng để xác định giá trị tổn thất tín dụng dự kiến;

  1. thông tin định tính và định lượng cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá các giá trị trên báo cáo tài chính phát sinh từ các tổn thất tín dụng dự kiến, bao gồm những thay đổi trong giá trị của các tổn thất tín dụng dự kiến và lý do của những thay đổi đó; và

  1. thông tin về rủi ro tín dụng của đơn vị (nghĩa là rủi ro tín dụng tiềm tàng trong các tài sản tài chính và cam kết gia hạn tín dụng của đơn vị) bao gồm các mức độ tập trung rủi ro tín dụng lớn.

35C

Đơn vị không phải trình bày lại thông tin đã được trình bày trong một báo cáo khác, với điều kiện là thông tin này được cung cấp bằng cách tham chiếu từ báo cáo tài chính đến báo cáo khác đó, ví dụ báo cáo quản trị hay báo cáo rủi ro được đồng thời cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính theo các điều khoản giống như báo cáo tài chính và vào cùng thời điểm. Nếu thông tin không được cung cấp bằng cách tham chiếu lẫn nhau thì báo cáo tài chính được xem là không đầy đủ.

35D

Để đáp ứng các mục tiêu của đoạn 35B, đơn vị phải (trừ khi được quy định khác) cân nhắc mức độ chi tiết cần thuyết minh, và mức độ nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của các yêu cầu thuyết minh, mức độ phù hợp của việc tổng hợp và chi tiết và liệu rằng người sử dụng báo cáo tài chính có cần thêm các giải thích bổ sung để đánh giá các thông tin định lượng được thuyết minh.

35E

Nếu các thuyết minh được cung cấp theo các đoạn 35F 35N là chưa đầy đủ để thỏa mãn các mục tiêu trong đoạn 35B, đơn vị phải thuyết minh thêm thông tin cần thiết để thỏa mãn các mục tiêu đó.

Các thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng

35F

Đơn vị phải giải thích các thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng và mối quan hệ giữa chúng đến việc ghi nhận và xác định giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến. Để thỏa mãn mục tiêu này đơn vị phải thuyết minh các thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá:

  1. cách thức đơn vị xác định liệu rủi ro tín dụng của công cụ tài chính đã gia tăng đáng kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu, bao gồm, nếu và cách:

  1. các công cụ tài chính được cân nhắc là có rủi ro tín dụng thấp theo đoạn 5.5.10 của IFRS 9, bao gồm các nhóm công cụ tài chính mà nó áp dụng; và

  1. các giả định theo đoạn 5.5.11 của IFRS 9, rằng đã có sự gia tăng đáng kể trong rủi ro tín dụng kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu khi các tài sản tài chính đã quá hạn hơn 30 ngày, bị bác bỏ;

  1. các định nghĩa của đơn vị về mất khả năng thanh toán của đơn vị, bao gồm các lý do lựa chọn các định nghĩa này;

  1. cách thức các công cụ tài chính được phân nhóm nêu tổn thất tín dụng dự kiến được xác định giá trị trên cơ sở nhóm;

  1. cách thức đơn vị xác định các tài sản tài chính là tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng;

  1. chính sách của đơn vị về xóa sổ, bao gồm các dấu hiệu cho thấy khôngkỳ vọng hợp lý về khả năng thu hồi và thông tin về chính sách đối với các tài sản tài chính đã bị xóa sổ nhưng vẫn chịu giám sát của hoạt động đòi nợ;

  1. cách thức các yêu cầu trong đoạn 5.5.12 của IFRS 9 về điều chỉnh dòng tiền theo hợp đồng của tài sản tài chính được áp dụng, bao gồm cách thức đơn vị:

  1. xác định liệu rủi ro tín dụng của một tài sản tài chính đã được điều chỉnh khi dự phòng tổn thất của tài sản được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn, đã được cải thiện bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong 12 tháng theo đoạn 5.5.5 của IFRS 9; và

  1. theo dõi mức độ dự phòng tổn thất của tài sản tài chính thỏa mãn các tiêu chí tại (i) sau đó được xác định giá trị lại tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn theo đoạn 5.5.3 của IFRS 9.

35G

Đơn vị phải giải thích về các đầu vào, giả định và kỹ thuật ước tính được sử dụng để áp dụng các yêu cầu trong Phần 5.5 của IFRS 9. Cho mục đích này, đơn vị phải thuyết minh:

  1. cơ sở của các đầu vào và các giả định và kỹ thuật ước tính được sử dụng để:

  1. xác định giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng và trong suốt thời hạn;

  1. xác định liệu rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính đã gia tăng đáng kể kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu; và

  1. xác định liệu một tài sản tài chính có phải là tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng.

  1. cách thức các thông tin dự đoán được đưa vào để xác định tổn thất tín dụng dự kiến, bao gồm việc sử dụng thông tin kinh tế vĩ mô; và

  1. các thay đổi trong kỹ thuật ước tính hoặc các giả định chính trong kỳ báo cáo và lý do của các thay đổi này.

Thông tin định lượng và định tính về các giá trị phát sinh từ tổn thất tín dụng dự kiến

35H

Để giải thích cho các thay đổi trong dự phòng tổn thất và lý do cho các thay đổi này, đơn vị phải cung cấp, theo nhóm các công cụ tài chính, đối chiếu từ số dư đầu kỳ với cuối kỳ của dự phòng tổn thất, theo dạng bảng, trình bày riêng biệt các thay đổi phát sinh trong kỳ cho:

  1. dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng;

  1. dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn đối với:

  1. các công cụ tài chính mà rủi ro tín dụng của nó đã gia tăng đáng kể kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu nhưng các tài sản tài chính này chưa bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng;

  1. các tài sản tài chính là tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng tại ngày báo cáo (mà không phải là tài sản tài chính được khởi tạo hoặc được mua bị tổn thất tín dụng); và

  1. phải thu thương mại, tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc phải thu về cho thuê mà dự phòng tổn thất của chúng được xác định theo đoạn 5.5.15 của IFRS 19.

  1. các tài sản tài chính được khởi tạo hoặc được mua bị tổn thất tín dụng. Ngoài việc đối chiếu, đơn vị phải thuyết minh tổng trị của tổn thất tín dụng dự kiến chưa chiết khấu tại thời điểm ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính được ghi nhận lần đầu trong kỳ báo cáo.

35I

Để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu các thay đổi trong dự phòng tổn thất được thuyết minh theo đoạn 35H, đơn vị phải cung cấp giải thích cách những thay đổi chính trong giá trị ghi sổ gộp của các công cụ tài chính trong kỳ dẫn đến những thay đổi trong dự phòng tổn thất. Thông tin này phải được cung cấp riêng cho các công cụ tài chính được tính toán cho tổn thất tín dụng như được liệt kê tại đoạn 35H(a) – (c) và phải bao gồm thông tin định tính và định lượng liên quan. Ví dụ của các thay đổi trong giá trị ghi sổ gộp của các công cụ tài chính có ảnh hưởng đến các thay đổi trong dự phòng tổn thất có thể bao gồm:

  1. các thay đổi do các công cụ tài chính được hình thành hoặc được mua trong kỳ báo cáo;

  1. điều chỉnh dòng tiền theo hợp đồng của tài sản tài chính mà không dẫn đến việc dừng ghi nhận các tài sản tài chính đó theo IFRS 9;

  1. các thay đổi bi các công cụ tài chính bị dừng ghi nhận (bao gồm các công cụ tài chính đã bị xóa sổ) trong kỳ báo cáo; và

  1. thay đổi phát sinh từ việc tổn thất tín dụng được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng hoặc trong suốt thời hạn.

35J

Để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu bản chất và ảnh hưởng của các điều chỉnh trong dòng tiền theo hợp đồng của các tài sản tài chính mà không dẫn đến việc dừng ghi nhận và ảnh hưởng của các điều chỉnh này đối với việc xác định giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến, đơn vị phải thuyết minh:

  1. giá trị được phân bổ trước các điều chỉnh và lãi hoặc lỗ thuần được ghi nhận cho các tài sản tài chính mà dòng tiền theo hợp đồng của chúng bị điều chỉnh trong kỳ báo cáo mà chúng có dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn tín dụng; và

  1. giá trị ghi sổ gộp tại cuối kỳ báo cáo mà các tài sản tài chính được thực hiện điều chỉnh so với thời điểm ghi nhận ban đầu; tại thời điểm khi dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng hoặc trong suốt thời hạn và dự phòng tổn thất đã thay đổi trong kỳ báo cáo đến giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng.

35K

Để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu ảnh hưởng của tài sản thế chấp và phương thức đảm bảo tín dụng khác đối với tổn thất tín dụng dự kiến, đơn vị phải thuyết minh theo nhóm các công cụ tài chính:

  1. giá trị thể hiện tốt nhất mức độ tối đa bị ảnh hưởng bởi rủi ro tín dụng tại cuối kỳ báo cáo mà không tính đến bất kỳ tài sản thế chấp được nắm giữ hoặc phương thức đảm bảo tín dụng khác (ví dụ các thỏa thuận bù trừ mà không đủ điều kiện bù trừ theo IAS 32).

  1. diễn giải của tài sản thế chấp được nắm giữ như hình thức đảm bảo và phương thức đảm bảo tín dụng khác, bao gồm:

  1. diễn giải về bản chất và chất lượng của tài sản thế chấp nắm giữ;

  1. giải thích về bất kỳ thay đổi lớn nào trong chất lượng của các tài sản thế chấp hoặc phương thức đảm bảo tín dụng khác là hệ quả của sự suy giảm hoặc thay đổi trong các chính sách v tài sản thế chấp của đơn vị trong kỳ báo cáo; và

  1. thông tin về các công cụ tài chính mà đơn vị đã không ghi nhận dự phòng tổn thất do có tài sản thế chấp.

  1. thông tin định lượng về tài sản thế chấp được nắm giữ như hình thức đảm bảo và phương thức đảm bảo tín dụng khác (ví dụ, định lượng mức độ mà tài sản thế chấp và phương thức đảm bảo tín dụng khác giảm thiểu rủi ro tín dụng) đối với các tài sản tài chính được xác định bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng tại ngày báo cáo.

35L

Đơn vị phải thuyết minh giá trị theo hợp đồng còn lại của các tài sản tài chính đã bị xóa sổ trong kỳ báo cáo và vẫn chịu ảnh hưởng của hoạt động đòi nợ.

Mức độ rủi ro tín dụng

35M

Để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của đơn vị và hiểu các điểm tập trung rủi ro tín dụng lớn, đơn vị phải thuyết minh, theo xếp hạng rủi ro tín dụng, giá trị ghi sổ gộp của các tài sản tài chính và mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với các cam kết cho vay và hợp đồng bảo lãnh tài chính. Thông tin phải được cung cấp riêng cho các công cụ tài chính:

  1. mà dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng tổn thất tín dụng dự kiến trong vòng 12 tháng;

  1. mà dự phòng tổn thất được xác định tại giá trị bằng tổn thất tín dụng dự kiến trọn đời và là:

  1. các công cụ tài chính mà rủi ro tín dụng đã gia tăng đáng kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu nhưng không phải là tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng;

  1. các tài sản tài chính được bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng tại ngày báo cáo (nhưng không phải là tài sản tài chính được khởi tạo hoặc được mua bị tổn thất tín dụng); và

  1. các khoản phải thu thương mại, tài sản phát sinh từ hợp đồng hoặc phải thu về cho thuê mà dự phòng tổn thất được xác định theo đoạn 5.5.15 của IFRS 9.

  1. được khởi tạo hoặc mua bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng.

35N

Đối với các khoản phải thu thương mại, tài sản phát sinh từ hợp đồng và các khoản phải thu từ cho thuê mà đơn vị áp dụng đoạn 5.5.15 của IFRS 9, thông tin được cung cấp theo đoạn 35M có thể dự trên một ma trận dự phòng tổn thất (xem đoạn B5.5.35 của IFRS 9).

  1. Đối với tất cả các công cụ tài chính thuộc phạm vi của IFRS này, nhưng các yêu cầu về suy giảm giá trị trong IFRS 9 không được áp dụng, đơn vị cần thuyết minh theo nhóm công cụ tài chính:

  1. giá trị phản ánh tốt nhất mức rủi ro tín dụng tối đa vào cuối kỳ báo cáo mà không tính đến các tài sản thế chấp nắm giữ hoặc phương thức đảm bảo tín dụng khác (ví dụ thỏa thuận bù trừ không đủ điều kiện để bù trừ theo IAS 32); thuyết minh này không bắt buộc đối với các công cụ tài chính mà giá trị ghi sổ đã phản ánh tốt nhất mức độ rủi ro tín dụng tối đa.

  1. mô tả vtài sản thế chấp được giữ như hình thức đảm bảo và các phương thức đảm bảo tín dụng khác và ảnh hưởng tài chính của chúng (ví dụ: định lượng mức độ mà tài sản thế chấp và phương thức đảm bảo tín dụng khác giảm thiểu rủi ro tín dụng) trên khía cạnh giá trị phản ánh tốt nhất mức rủi ro tín dụng tối đa (cho dù được thuyết minh theo (a) hoặc được phản ánh bằng giá trị ghi sổ của một công cụ tài chính).

  1. [đã xóa]

  1. [đã xóa]

           

  1. [Đã xóa]

Tài sản thế chấp và các phương thức đảm bảo tín dụng khác nhận được

  1. Khi đơn vị nhận được tài sản tài chính hoặc phi tài chính trong kỳ bằng việc sở hữu tài sản thế chấp mà đơn vị nắm giữ như hình thức đảm bảo hoặc yêu cầu có các phương thức đảm bảo tín dụng khác (ví dụ: bảo lãnh), và các tài sản đó thỏa mãn các tiêu chí ghi nhận trong các IFRS khác, đơn vị phải thuyết minh đối với các tài sản đó nắm giữ tại ngày báo cáo:

  1. bản chất và giá trị ghi sổ của tài sản; và

  1. nếu tài sản không sẵn sàng để chuyển đổi thành tiền, chính sách của đơn vị về việc thanh lý những tài sản đó hoặc sử dụng chúng trong hoạt động của đơn vị.

Rủi ro thanh khoản

  1. Đơn vị phải thuyết minh:

  1. phân tích thời gian đáo hạn của các khoản nợ phải trả tài chính phi phái sinh (bao gồm cả các hợp đồng bảo lãnh tài chính đã phát hành) thể hiện thời gian đáo hạn còn lại theo hợp đồng;

  1. phân tích thời gian đáo hạn của các khoản nợ phải trả tài chính phái sinh. Phân tích thời gian đáo hạn này phải bao gồm thời gian đáo hạn còn lại theo hợp đồng của các khoản nợ phải trả tài chính phái sinh mà thời gian đáo hạn theo hợp đồng là quan trọng để hiểu đặc tính thời gian của các dòng tiền (xem đoạn B11B);

  1. mô tả cách thức đơn vị quản trị rủi ro thanh khoản tiềm tàng trong (a) và (b).

Rủi ro thị trường

Phân tích độ nhạy

  1. Trừ khi đơn vị tuân thủ theo đoạn 41, đơn vị phải thuyết minh:

  1. phân tích độ nhạy đối với từng loại rủi ro thị trường mà đơn vị gặp phải tại cuối kỳ báo cáo, thể hiện kết quả lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong các biến số rủi ro liên quan có khả năng hợp lý xảy ra tại ngày báo cáo;

  1. các phương pháp và giả định được sử dụng trong việc lập phân tích độ nhạy; và

  1. những thay đổi so với kỳ trước về các phương pháp và giả định được sử dụng, và lý do của các thay đổi đó.

  1. Nếu đơn vị lập phân tích độ nhạy, ví dụ giá trị chịu rủi ro, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến số rủi ro (ví dụ lãi suất và tỷ giá hối đoái) và sử dụng phân tích này để quản trị rủi ro tài chính, đơn vị có thể sử dụng phân tích độ nhạy này thay thế cho phân tích được nêu trong tại đoạn 40. Đơn vị cũng phải trình bày:

  1. giải thích vphương pháp được sử dụng trong việc lập phân tích độ nhạy, và các tham số và các giả định chính làm cơ sở cho các dữ liệu được cung cấp; và

  1. giải thích về mục tiêu của phương pháp được sử dụng cùng với các hạn chế có thể dẫn đến những thông tin không phản ánh đầy đủ về giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả liên quan.

Các thuyết minh rủi ro thị trường khác

  1. Khi phân tích độ nhạy thuyết minh theo đoạn 40 hoặc 41 không đại diện cho rủi ro tiềm tàng trong một công cụ tài chính (ví dụ các rủi ro cuối năm không phản ánh các rủi ro trong năm), đơn vị phải thuyết minh thực tế đó và lý do đơn vị cho rằng các phân tích độ nhạy không đại diện.

Chuyển giao các tài sản tài chính

42A

Các yêu cầu thuyết minh trong các đoạn 42B42H liên quan đến việc chuyển giao các tài sản tài chính bổ sung cho yêu cầu thuyết minh khác của IFRS này. Đơn vị phải trình bày các thuyết minh được yêu cầu bởi các đoạn 42B –  42H trong một thuyết minh riêng trong báo cáo tài chính của đơn vị. Đơn vị phải cung cấp các thuyết minh được yêu cầu về tất cả các tài sản tài chính được chuyển giao nhưng chưa được dừng ghi nhận và về bất kỳ sự tiếp tục liên quan nào của đơn vị với một tài sản được chuyển giao còn tồn tại tại ngày báo cáo, không phân biệt thời điểm mà giao dịch chuyển giao xảy ra. Nhằm mục đích áp dụng các yêu cầu thuyết minh trong những đoạn đã nêu trên, đơn vị chuyển giao toàn bộ hoặc một phần của một tài sản tài chính (tài sản tài chính được chuyển giao) khi và chỉ khi, đơn vị:

  1. chuyển giao các quyền theo hợp đồng để nhận được dòng tiền của các tài sản tài chính đó; hoặc

  1. giữ lại các quyền theo hợp đồng để nhận được dòng tiền của tài sản tài chính đó, nhưng đơn vị phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng phải thanh toán dòng tiền cho một hoặc nhiều bên nhận theo một thỏa thuận.

42B

Đơn vị phải thuyết minh thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính:

  1. hiểu mối quan hệ giữa các tài sản tài chính được chuyển giao nhưng chưa được dừng ghi nhận hoàn toàn và các khoản nợ liên quan; và

  1. đánh giá bản chất của và các rủi ro đi kèm với việc đơn vị tiếp tục có liên quan đến tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận.

42C

Nhằm mục đích áp dụng các yêu cầu thuyết minh trong các đoạn 42E42H, đơn vị tiếp tục có liên quan đến một tài sản tài chính được chuyển giao nếu, mà một phần của việc chuyển giao, đơn vị giữ lại bất cứ các quyền hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng tiềm tàng trong tài sản tài chính được chuyển giao hoặc đơn vị có được quyền hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng mới liên quan đến tài sản tài chính được chuyển giao. Nhằm mục đích áp dụng các yêu cầu thuyết minh trong các đoạn 42E – 42H, những điểm sau đây không cấu thành việc tiếp tục có liên quan:

  1. các giải trình và đảm bảo thông thường liên quan đến việc chuyển giao có yếu tố gian lận và các khái niệm về sự hợp lý, sự tin tưởng và giao dịch công bằng có thể làm mất hiệu lực của việc chuyển giao thông qua hành động pháp lý;

  1. hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và các hợp đồng khác để mua lại tài sản tài chính được chuyển giao mà giá hợp đồng (hoặc giá thực hiện) là giá trị hợp lý của tài sản tài chính được chuyển giao; hoặc

  1. một thỏa thuận theo đó đơn vị giữ lại các quyền theo hợp đồng để nhận được dòng tiền của một tài sản tài chính nhưng nghĩa vụ theo hợp đồng phải trả dòng tiền cho một hoặc nhiều bên nhận và các điều kiện trong đoạn 3.2.5(a) - (c) của IFRS 9 được thỏa mãn.

Tài sản tài chính được chuyển giao nhưng không được dừng ghi nhận toàn bộ

42D

Đơn vị có thể có tài sản tài chính đươc chuyển giao theo cách mà một phần hoặc toàn bộ tài sản tài chính được chuyển giao không đủ điều kiện để dừng ghi nhận. Để đáp ứng các mục tiêu trong đoạn 42B(a), đơn vị phải thuyết minh tại mỗi ngày báo cáo cho mỗi nhóm tài sản tài chính được chuyển giao nhưng không được dừng ghi nhận:

  1. bản chất của tài sản được chuyển giao.

  1. bản chất của những rủi ro và lợi ích của quyền sở hữu mà đơn vị đang nắm giữ.

  1. mô tả bản chất của mối quan hệ giữa các tài sản được chuyển giao và các khoản nợ phải trả liên quan, bao gồm các hạn chế phát sinh từ việc chuyển giao đối với việc sử dụng tài sản được chuyển giao của đơn vị báo cáo.

  1. khi đối tác (các đối tác) của các khoản nợ phải trả liên quan truy đòi chđối với các tài sản được chuyển giao thì đơn vị phải thuyết minh bảng liệt kê giá trị hợp lý của các tài sản được chuyển giao, giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả liên quan và giá trị thuần (chênh lệch giữa giá trị hợp lý của các tài sản được chuyển giao và các khoản nợ phải trả liên quan).

  1. khi đơn vị tiếp tục ghi nhận tất cả các tài sản được chuyển giao, trình bày giá trị ghi sổ của các tài sản được chuyển giao và các khoản nợ phải trả liên quan.

  1. khi đơn vị tiếp tục ghi nhận các tài sản trong phạm vi tiếp tục liên quan đến đơn vị (xem các đoạn 3.2.6(c)(ii) và 3.2.16 của IFRS 9), trình bày tổng giá trị ghi sổ của các tài sản ban đầu trước khi được chuyển giao, giá trị ghi sổ của các tài sản mà đơn vị tiếp tục ghi nhận, và giá trị ghi sổ của các khoản nợ phải trả liên quan.

Các tài sản tài chính được chuyển giao được dừng ghi nhận toàn bộ

42E

Để thoả mãn các mục tiêu nêu trong đoạn 42B(b), khi đơn vị dừng ghi nhận toàn bộ các tài sản tài chính đã được chuyển giao (xem đoạn 3.2.6(a) và (c)(i) của IFRS 9) nhưng tiếp tục có liên quan đến các tài sản đó, đơn vị phải thuyết minh, ở mức tối thiểu, đối với từng loại tiếp tục có liên quan tại mỗi ngày báo cáo:

  1. giá trị ghi sổ của các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận trên báo cáo tình hình tài chính của đơn vị phản ánh sự tiếp tục liên quan của đơn vị đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận, và các khoản mục trong đó giá trị ghi sổ của các tài sản và nợ phải trả đó được ghi nhận.

  1. giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả phản ánh sự tiếp tục liên quan của đơn vị đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận.

  1. giá trị phản ánh tốt nhất mức độ rủi ro b thiệt hại tối đa của đơn vị từ việc tiếp tụcliên quan đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận, và các thông tin thể hiện cách xác định mức độ rủi ro thiệt hại tối đa.

  1. dòng tiền ra chưa chiết khấu cần hoặc có thể cần để mua lại các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận (ví dụ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn) hoặc các khoản khác phải trả cho bên nhận chuyển giao đối với các tài sản được chuyển giao. Nếu dòng tiền ra là biến đổi, giá trị được thuyết minh phải dựa trên các điều kiện đã có tại ngày báo cáo.

  1. phân tích thời gian đáo hạn của dòng tiền ra chưa chiết khấu cần hoặc có thể cần để mua lại các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận hoặc các khoản khác phải trả cho bên nhận chuyển giao đối với các tài sản được chuyển giao, thể hiện thời gian đáo hạn còn lại theo hợp đồng mà đơn vị tiếp tục có sự liên quan.

  1. thông tin định tính để giải thích và bổ sung những thuyết minh định lượng được yêu cầu ở (a) (e).

42F

Đơn vị có thể cộng gộp thông tin được yêu cầu bởi đoạn 42E đối với một tài sản cụ thể nếu đơn vị có nhiều hơn một loại tiếp tục có liên quan đến tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận đó và báo cáo các thông tin đó theo một loại tiếp tục có liên quan.

42G

Ngoài ra, đơn vị phải thuyết minh cho từng hình thức tiếp tục có liên quan:

  1. lãi hoặc lỗ ghi nhận tại ngày chuyển giao tài sản.

  1. thu nhập và chi phí được ghi nhận, trong kỳ báo cáo và lũy kế, từ việc đơn vị tiếp tục có liên quan đến tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận (ví dụ thay đổi giá trị hợp lý trong các công cụ phái sinh).

  1. nếu tổng giá trị thu được từ hoạt động chuyển giao (đáp ứng điều kiện dừng ghi nhận) trong kỳ báo cáo không được phân bổ đều trong suốt kỳ báo cáo (ví dụ nếu một phần đáng kể tổng giá trị hoạt động chuyển giao diễn ra trong những ngày cuối của kỳ báo cáo):

  1. khoảng thời gian mà hoạt động chuyển giao lớn nhất đã diễn ra trong kỳ báo cáo (ví dụ năm ngày cuối cùng trước khi kết thúc kỳ báo cáo);

  1. giá trị (ví dụ lãi hoặc lỗ liên quan) được ghi nhận từ hoạt động chuyển giao trong khoảng thời gian đó của kỳ báo cáo; và

  1. tổng giá trị thu được từ hoạt động chuyển giao trong khoảng thời gian đó của kỳ báo cáo.

Đơn vị phải cung cấp thông tin này cho mỗi kỳ đơn vị trình bày báo cáo thu nhập toàn diện.

Thông tin bổ sung

42H

Đơn vị phải thuyết minh bất kỳ thông tin bổ sung mà đơn vị cho rằng cần thiết để thỏa mãn các mục tiêu thuyết minh trong đoạn 42B.

Áp dụng lần đầu IFRS 9

42I

Trong kỳ báo cáo mà đơn vị áp dụng lần đầu IFRS 9, đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau cho mỗi nhóm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại ngày áp dụng lần đầu:

  1. nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị và giá trị ghi sổ ban đầu được xác định theo IAS 39 hoặc theo phiên bản trước đó của IFRS 9 (nếu phương pháp được đơn vị lựa chọn để áp dụng IFRS 9 bao gồm nhiều hơn một ngày áp dụng lần đầu cho các yêu cầu khác nhau);

  1. nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị mới và giá trị ghi sổ mới được xác định theo IFRS 9;

  1. giá trị của bất kỳ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính nào trong báo cáo tình hình tài chính mà trước đó được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ nhưng không còn được chỉ định như vậy, phân biệt giữa các công cụ IFRS 9 yêu cầu đơn vị phải phân loại lại và các công cụ mà đơn vị lựa chọn để phân loại lại tại ngày áp dụng lần đầu.

Theo đoạn 7.2.2 của IFRS 9, tùy thuộc vào phương pháp được đơn vị lựa chọn để áp dụng IFRS 9, việc chuyển đổi có thể bao gồm nhiều hơn một ngày áp dụng lần đầu. Do đó, đoạn này có thể dẫn đến việc  thuyết minh về nhiều hơn một ngày áp dụng lần đầu. Đơn vị phải trình bày các thuyết minh định lượng này theo dạng bảng trừ khi có một định dạng khác phù hợp hơn.

42J

Trong kỳ báo cáo mà đơn vị áp dụng lần đầu IFRS 9, đơn vị phải thuyết minh thông tin định tính cho phép người sử dụng hiểu:

  1. cách thức đơn vị áp dụng các yêu cầu về phân loại trong IFRS 9 đối với các tài sản tài chính mà việc phân loại của chúng bị thay đổi do áp dụng IFRS 9.

  1. các lý do của các chỉ định hoặc dừng chỉ định các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ tại ngày áp dụng ban đầu.

Theo đoạn 7.2.2 của IFRS 9, tùy thuộc vào phương pháp được đơn vị lựa chọn để áp dụng IFRS 9, việc chuyển đổi có thể bao gồm nhiều hơn một ngày áp dụng lần đầu. Do đó, đoạn này có thể dẫn đến việc thuyết minh về nhiều hơn một ngày áp dụng lần đầu.

42K

Trong kỳ báo cáo mà đơn vị áp dụng lần đầu các yêu cầu về phân loại và xác định giá trị của tài sản tài chính theo IFRS 9 (nghĩa là khi đơn vị chuyển đổi từ IAS 39 sang IFRS 9 cho tài sản tài chính), đơn vị phải trình bày các thuyết minh được quy định tại các đoạn 42L – 42O của IFRS này như được yêu cầu bởi đoạn 7.2.15 của IFRS 9.

42L

Khi được yêu cầu bởi đoạn 42K, đơn vị phải thuyết minh các thay đổi trong phân loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại ngày áp dụng lần đầu IFRS 9, trình bày riêng biệt:

  1. các thay đổi trong giá trị ghi sổ trên cơ sở nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị theo IAS 39 (nghĩa là không phải xuất phát từ thay đổi trong các yếu tố đo lường giá trị khi chuyển đổi sang IFRS 9); và

  1. các thay đổi của giá trị ghi sổ phát sinh từ thay đổi của yếu tố đo lường giá trị khi chuyển đổi sang IFRS 9.

Các thuyết minh trong đoạn này không cần phải được lập sau kỳ kế toán năm mà đơn vị lần áp dụng lần đầu các yêu cầu về phân loại và xác định giá trị cho các tài sản tài chính của IFRS 9.

42M

Khi được yêu cầu bởi đoạn 42K, đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau cho các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được phân loại lại sang ghi nhận theo giá tr được phân bổ, và đối với tài sản tài chính được phân loại lại từ ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ sang ghi nhận theo giá trị theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo thu nhập toàn diện khác, do kết quả của việc chuyển đổi sang IFRS 9:

  1. giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại cuối kỳ báo cáo; và

  1. lãi hoặc lỗ từ giá trị hợp lý đáng lẽ được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ hoặc báo cáo thu nhập toàn diện khác trong kỳ báo cáo nếu tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không được phân loại lại.

Các thuyết minh trong đoạn này không cần phải được lập sau kỳ kế toán năm mà đơn vị lần áp dụng lần đầu các yêu cầu về phân loại và xác định giá trị cho các tài sản tài chính của IFRS 9.

42N

Khi được yêu cầu bởi đoạn 42K, đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau cho các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được phân loại lại ra khỏi nhóm giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ, do kết quả của việc chuyển đổi sang IFRS 9:

  1. lãi suất thực được xác định tại ngày áp dụng lần đầu; và

  1. doanh thu lãi hoặc chi phí lãi được ghi nhận.

Nếu đơn vị ghi nhận giá trị hợp lý của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính là giá trị ghi sổ gộp mới tại ngày áp dụng lần đầu (xem đoạn 7.2.11 của IFRS 9), các thuyết minh trong đoạn này phải được lập cho mỗi kỳ báo cáo sau đó cho đến dừng ghi nhận. Trong các trường hợp khác, các thuyết minh này không cần phải được lập sau kỳ kế toán mà đơn vị lần áp dụng lần đầu các yêu cầu về phân loại và xác định giá trị cho các tài sản tài chính của IFRS 9.

42O

Khi đơn vị trình bày các thuyết minh theo các đoạn 42K – 42N, các thuyết minh này, cùng với các thuyết minh theo đoạn 25 của IFRS này, này phải cho phép sự đối chiếu giữa:

  1. các nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị được trình bày theo IAS 39 và IFRS 9; và

  1. các nhóm công cụ tài chính tại ngày áp dụng lần đầu

42P

Vào ngày áp dụng lần đầu của Phần 5.5, IFRS 9, đơn vị được yêu cầu thuyết minh thông tin cho phép việc đối chiếu số dư cuối kỳ của dự phòng suy giảm giá trị theo IAS 39 và các khoản dự phòng phải trả theo IAS 37 với số đầu kỳ của dự phòng suy giảm giá trị được xác định theo IFRS 9. Đối với tài sản tài chính, thuyết minh này phải được cung cấp theo từng nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị tài sản tài chính có liên quan theo IAS 39 và IFRS 9, và sẽ trình bày riêng biệt ảnh hưởng do thay đổi trong nhóm phân loại cho mục đích đo lường giá trị đối với dự phòng tổn thất tại ngày đó.

42Q

Trong kỳ báo cáo mà đơn vị áp dụng lần đầu IFRS 9, đơn vị không phải thuyết minh các giá trị khoản mục mà đáng lẽ ra phải được báo cáo theo các yêu cầu phân loại và xác định giá trị (bao gồm các yêu cầu liên quan đến xác định giá trị được phân bổ của tài sản tài chính và suy giảm giá trị tài sản theo các Phần 5.4 và 5.5 IFRS 9) cho:

  1. IFRS 9 đối với các kỳ trước; và

  1. IAS 39 đối với kỳ hiện tại.

42R

Theo đoạn 7.2.4 của IFRS 9, nếu việc đơn vị đánh giá yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ bị điều chỉnh theo các đoạn B4.1.9B đến B4.1.9D của IFRS 9 dựa trên các sự kiện và điều kiện tại ngày ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính là không thể thực hiện tại ngày áp dụng lần đầu IFRS 9 (như được định nghĩa trong IAS 8), đơn vị sẽ đánh giá các đặc điểm của dòng tiền theo hợp đồng của tài sản tài chính đó dựa trên các sự kiện và điều kiện tồn tại tại ngày ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính mà không tính đến các yêu cầu liên quan đến việc điều chỉnh yếu tố giá trị thời gian của tiền t theo các đoạn B4.1.9B đến B4.1.9D của IFRS 9. Đơn vị sẽ thuyết minh giá trị ghi sổ tại ngày báo cáo của các tài sản tài chính mà các đặc điểm của dòng tiền theo hợp đồng của chúng được đánh giá dựa trên các sự kiện và điều kiện tồn tại tại ngày ghi nhận ban đầu mà không tính đến các yêu cầu liên quan đến việc điều chỉnh yếu tố giá trị thời gian của tiền t theo các đoạn B4.1.9BB4.1.9D của IFRS 9 cho đến khi các tài sản tài chính này được dừng ghi nhận.

42S

Theo Đoạn 7.2.5 của IFRS 9, nếu việc đơn vị đánh giá liệu rằng giá trị hợp lý của một đặc tính trả trước là không đáng kể theo đoạn B4.1.12(c) của IFRS 9 dựa trên các sự kiện và điều kiện tồn tại tại ngày ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính là không thể thực hiện (theo định nghĩa trong IAS 8), đơn vị phải đánh giá các đặc điểm của dòng tiền theo hợp đồng của tài sản tài chính dựa trên các sự kiện và điều kiện tồn tại tại ngày ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính đó mà không tính đến các ngoại lệ đối với các đặc tính trả trước trong đoạn B4.1.12 của IFRS 9. Đơn vị phải thuyết minh giá trị ghi sổ tại ngày báo cáo các tài sản tài chính có các đặc điểm theo dòng tiền được đánh giá dựa trên các sự kiện và điều kiện tồn tại tại ngày ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính mà không tính các ngoại lệ đối với các đặc tính trả trước trong đoạn B4.1.12 của IFRS 9 cho tới khi các tài sản tài chính này được dừng ghi nhận.

Ngày hiệu lực và chuyển đổi

  1. Đơn vị phải áp dụng IFRS này cho kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2007. Việc áp dụng sớm được khuyến khích. Nếu đơn vị áp dụng IFRS này cho kỳ báo cáo sớm hơn, đơn vị phải thuyết minh về việc áp dụng sớm đó.

  1. Nếu đơn vị áp dụng IFRS này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2006, đơn vị không cần phải trình bày thông tin so sánh cho các thuyết minh theo yêu cầu của các đoạn 31 đến 42 về tính chất phạm vi của các rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính.

44A

IAS 1 (được sửa đổi năm 2007) đã điều chỉnh các thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt các IFRSs. Ngoài ra nó cũng điều chỉnh các đoạn 20, 21, 23(c) và (d), 27 (c) và B5 của Phụ lục B. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nếu đơn vị áp dụng IAS 1 (được sửa đổi năm 2007) cho kỳ báo cáo sớm hơn, các sửa đổi sẽ được áp dụng cho kỳ báo cáo sớm hơn đó.

44B     

IFRS 3 (được sửa đổi năm 2008) đã xóa đoạn 3(c). Đơn vị được áp dụng sửa đổi đó cho kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 7 năm 2009. Nếu đơn vị áp dụng IFRS 3 ( được sửa đổi năm 2008) trong kỳ báo cáo sớm hơn thì sửa đổi trên  cũng phải được áp dụng cho kỳ báo cáo sớm hơn đó. Tuy nhiên, sửa đổi trên không áp dụng khoản thanh toán tiềm tàng phát sinh từ hợp nhất kinh doanh mà ngày mua xảy ra trước ngày áp dụng IFRS 3 (được sửa đổi năm 2008). Thay vào đó, đơn vị sẽ hạch toán các khoản thanh toán tiềm tàng như vậy theo các đoạn 65A đến 65E của IFRS 3 (được sửa đổi năm 2010).

44C

Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi trong đoạn 3 trong các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nếu đơn vị áp dụng “Công cụ Tài chính có Quyền Hoàn trả và Nghĩa vụ phát sinh khi thanh lý” (các sửa đổi IAS 32IAS 1), được ban hành vào tháng 2 năm 2008 cho kỳ báo cáo sớm hơn thì các sửa đổi trong đoạn 3 phải được áp dụng cho kỳ báo cáo sớm hơn đó.

44D

Đoạn 3(a) đã được sửa đổi bởi “Những cải thiện đối với IFRS” được ban hành vào tháng 5 năm 2008. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi đó cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Việc áp dụng sớm được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng các sửa đổi đó cho kỳ báo cáo sớm hơn thì đơn vị sẽ phải thuyết minh việc áp dụng sớm đó và áp dụng các sửa đổi của đoạn 1 của IAS 28, đoạn 1 của IAS 31 và đoạn 4 của IAS 32 được ban hành tháng 5 năm 2008 cho kỳ báo cáo sớm hơn đó. Đơn vị được phép áp dụng phi hồi tố các sửa đổi trên.

44E-F   [Đã xóa]

44G

“Cải thiện các Thuyết minh về Công cụ Tài chính” (các sửa đổi đối với IFRS 7), được ban hành vào tháng 3 năm 2009 đã sửa đổi các đoạn 27, 39 và B11 và bổ sung các đoạn 27A, 27B, B10A và B11A đến B11F. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Đơn vị không phải cung cấp các thuyết minh được yêu cầu cho các sửa đổi đối với:

  1. bất kỳ kỳ báo cáo năm hoặc giữa niên độ, bao gồm bất kỳ báo cáo tình hình tài chính, được trình bày trong kỳ so sánh năm kết thúc trước ngày 31 tháng 12 năm 2009, hoặc

  1. bất kỳ báo cáo tình hình tài nào tại thời điểm đầu kỳ của kỳ so sánh gần nhất tại ngày trước ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Việc áp dụng sớm được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng các sửa đổi cho kỳ báo cáo sớm hơn, đơn vị phải thuyết minh việc áp dụng sớm đó.

44H-44J [Đã xóa]

44K

Đoạn 44B đã được sửa đổi bởi “Những cải thiện đối với IFRSs” được ban hành vào tháng 5 năm 2010. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi đó cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 7 năm 2010. Việc áp dụng sớm được cho phép.

44L

“Những cải thiện đối với IFRSs” được ban hành vào tháng 5 năm 2010 đã thêm đoạn 32A và sửa đổi các đoạn 34 và 36 – 38. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011. Việc áp dụng sớm được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng các sửa đổi này cho kỳ báo cáo sớm hơn thì đơn vị phải thuyết minh việc áp dụng sớm đó.

44M

“Các thuyết minh - Chuyển giao Tài sản Tài chính” (sửa đổi đối với IFRS 7), được ban hành vào tháng 10 năm 2010 đã xóa đoạn 13 và thêm các đoạn 42A – 42H và B29 – B39. Đơn phải áp dụng các sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 7 năm 2011. Việc áp dụng sớm được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng các sửa đổi này cho kỳ báo cáo sớm hơn, đơn vị phải thuyết minh việc áp dụng sớm đó. Đơn vị không phải cung cấp các thuyết minh được yêu cầu bởi các sửa đổi trên cho bất kỳ kỳ kế toán được trình bày bắt đầu trước ngày áp dụng lần đầu của các sửa đổi.

44N. [Đã xóa]

44O

IFRS 10 và IFRS 11 “Thỏa thuận chung”, được ban hành vào tháng 5 năm 2011 đã sửa đổi đoạn 3. Đơn vị phải áp dụng sửa đổi đó khi đơn vị áp dụng IFRS 10 và IFRS 11.

44P

IFRS 13, ban hành tháng 5 năm 2011, đã sửa đổi Đoạn 3, 28 và 29 và Phụ lục A và xóa đoạn 27 – 27B. Đơn vị sẽ áp dụng với những sửa đổi khi đơn vị áp dụng IFRS 13.

44Q

“Trình bày Các khoản mục của Báo cáo thu nhập toàn diện khác” (sửa đổi IAS 1) được ban hành vào tháng 6 năm 2011 đã sửa đổi đoạn 27B. Đơn vị sẽ áp dụng sửa đổi đó khi đơn vị áp dụng IAS 1 sửa đổi tháng 6 năm 2011.

1    [Footnote]

Đoạn 44G đã được sửa đổi bởi như là kết quả của việc ban hành Miễn trừ giới hạn của Thuyết minh Số liệu so sánh của IFRS 7 cho Đơn vị áp dụng lần đầu (Sửa đổi IFRS 1) tháng 1 năm 2010. Ủy Ban đã sửa đổi đoạn 44G nhằm làm rõ các kết luận của nó và việc chuyển giao cho Cải thiện Thuyết minh về Công cụ Tài chính (sửa đổi IFRS 7).

44R

“Thuyết minh – Bù trừ các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính” (sửa đổi IFRS 7) được ban hành tháng 12 năm 2011 đã thêm đoạn 13A-13F và B40-B53. Đơn vị phải áp dụng những sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu từ hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2013. Đơn vị phải thuyết minh hồi tố theo yêu cầu của những sửa đổi này.

44S-44W. [Đã xóa]

44X

“Đơn vị đầu tư” (sửa đổi IFRS 10, IFRS 12 và IAS 27) được ban hành tháng 10 năm 2012 đã sửa đổi đoạn 3. Đơn vị phải áp dụng sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu từ hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2014. Việc áp dụng sớm Đơn vị đầu tư là được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng sửa đổi này sớm thì đơn vị phải áp dụng cùng lúc tất cả các sửa đổi bao gồm trong Đơn vị đầu tư.

44Y. [Đã xóa]

44Z 

IFRS 9, được ban hành vào tháng 7 năm 2014, đã sửa đổi các đoạn 2 -5, 8 – 11, 14, 20, 28 đến 30, 36, 42C đến 42E, Phu lục A và các đoạn B1, B5, B9, B10, B22 và B27 và xóa  các đoạn 12, 12A, 16, 22 – 24, 37, 44E, 44F, 44H – 44J, 44N, 44S – 44W, 44Y, B4 và Phụ lục D và thêm các đoạn 5A, 10A, 11A, 11B, 12B đến 12D, 16A, 20A, 21A đến 21D, 22A – 22C, 23A – 23F, 24A – 24G, 35A – 35N, 42I – 42S, 44ZA và B8A – B8J. Đơn vị phải áp dụng những sửa đổi này khi áp dụng IFRS 9. Những sửa đổi này không phải áp dụng đối với thông tin so sánh cho các kỳ trước ngày áp dụng lần đầu IFRS 9.

44ZA 

Theo đoạn 7.1.2 của IFRS 9, cho kỳ báo cáo năm trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, đơn vị có thể lựa chọn chỉ áp dụng sớm các yêu cầu về trình bày lãi và lỗ từ nợ phải trả tài chính được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ trong các đoạn 5.7.1(c), 5.7.7 đến 5.7.9, 7.2.14 và B5.7.5 đến B5.7.20 của IFRS 9 mà không cần áp dụng các yêu cầu khác trong IFRS 9. Nếu đơn vị lựa chọn áp dụng những đoạn này trong IFRS 9, đơn vị phải thuyết minh việc áp dụng đó và tiếp tục trình bày các thuyết minh liên quan theo các đoạn 10 đến 11 của IFRS này (được sửa đổi bởi IFRS 9 (năm 2010)).

44AA

“Những cải thiện thường niên đối với IFRSs giai đoạn 2012-2014”, được ban hành vào tháng 9 năm 2014 đã sửa đổi các đoạn 44R và B30 và thêm đoạn B30A. Đơn vị phải áp dụng hồi tố các sửa đổi này theo IAS 8 – Chính sách kế toán, Các thay đổi trong Ước tính kế toán và Sai sót cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2016, ngoại trừ việc đơn vị không phải áp dụng những sửa đổi đối với các đoạn B30 và B30A cho bất kỳ kỳ kế toán được trình bày bắt đầu trước kỳ báo cáo năm mà đơn vị lần đầu áp dụng các sửa đổi này. Việc áp dụng sớm các sửa đổi đối với các đoạn 44R, B30 và B30A được cho phép. Nếu đơn vị áp dụng những sửa đổi này cho kỳ kế toán sớm hơn, đơn vị phải thuyết minh việc áp dụng sớm đó.

44BB

“Sáng kiến về Thuyết minh” (sửa đổi đối với IAS 1) được ban hành vào tháng 12 năm 2014 đã sửa đổi các đoạn 21 và B5. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này cho các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 năm 2016. Việc áp dụng sớm các sửa đổi này được cho phép.

44CC

IFRS 16 Thuê tài sản được ban hành vào tháng 01 năm 2016 đã sửa đổi các đoạn 29 và B11D. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này khi đơn vị áp dụng IFRS 16.

44DD

IFRS 17 được ban hành vào tháng 5 năm 2017 đã sửa đổi các đoạn 3, 8 và 29 và xóa đoạn 30. Đơn vị phải áp dụng các sửa đổi này khi đơn vị áp dụng IFRS 17.

Hết hiệu lực của IAS 30

  1. IFRS này thay thế IAS 30 “Thuyết minh trong Báo cáo Tài chính của các Ngân hàng và Định chế Tài chính tương tự”.

Phụ lục A: Định nghĩa các thuật ngữ.

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của IFRS này.

rủi ro tín dụng: Rủi ro mà một bên tham gia vào công cụ tài chính sẽ gây ra tổn thất tài chính cho bên còn lại do không thực hiện được một nghĩa vụ.

hạng rủi ro tín dụng: Mức xếp hạng rủi ro tín dụng dựa trên rủi ro mất khả năng thanh toán phát sinh với các công cụ tài chính.

rủi ro tiền tệ: Rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái.

rủi ro lãi suất: Rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do tác động của thay đổi lãi suất thị trường.

rủi ro thanh khoản: Rủi ro đơn vị phải đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến nợ phải trả tài chính được thanh toán bằng tiền hoặc trả bằng tài sản tài chính khác.

các khoản vay phải trả:  Các khoản vay phải trả là nợ phải trả tài chính không phải là các khoản phải trả thương mại ngắn hạn theo các điều khoản tín dụng thông thường.

rủi ro thị trường:  Rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do tác động của sự thay đổi giá cả thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm ba loại: rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất và rủi ro khác về giá.

rủi ro khác về giá:  Rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc dòng tiền tương lai của một công cụ tài chính biến động do ảnh hưởng của những thay đổi về giá cả thị trường (trừ những thay đổi phát sinh từ rủi ro lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), kể cả khi những thay đổi này là do các yếu tố cụ thể của từng công cụ tài chính hoặc của bên phát hành công cụ hay bởi các yếu tố tác động đến tất cả các công cụ tài chính tương tự được giao dịch trên thị trường.

Các thuật ngữ dưới đây được định nghĩa tại đoạn 11 của IAS 32, đoạn 9 của IAS 39, Phụ lục A của IFRS 9 hoặc Phụ lục A của IFRS 13 và được sử dụng trong IFRS này với ý nghĩa được quy định tại IAS 32, IAS 39, IFRS 9 và IFRS 13.

• giá trị được phân bổ của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính

• tài sản phát sinh từ hợp đồng

• tài sản tài chính bị suy giảm giá trị do rủi ro tín dụng

• dừng ghi nhận

• công cụ phái sinh

• cổ tức

• phương pháp lãi suất hiệu lực

• công cụ vốn

• tổn thất tín dụng dự kiến

• giá trị hợp lý

• tài sản tài chính

• hợp đồng bảo lãnh tài chính

• công cụ tài chính

• nợ phải trả tài chính

• nợ phải trả tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ

• giao dịch dự kiến

• giá trị ghi sổ gộp của một tài sản tài chính

• công cụ phòng ngừa rủi ro

• nắm giữ để kinh doanh

• lãi hoặc lỗ do suy giảm giá trị

• dự phòng tổn thất

• quá hạn

• tài sản tài chính được khởi tạo hoặc được mua bị tổn thất tín dụng

• ngày phân loại lại

• giao dịch mua hoặc bán thông thường

Phụ lục B - Hướng dẫn áp dụng

Phụ lục này là một phần không thể tách rời của IFRS này.

Các nhóm công cụ tài chính và mức độ thuyết minh (đoạn 6)

B1

Đoạn 6 yêu cầu đơn vị nhóm công cụ tài chính theo nhóm phù hợp với bản chất của thông tin được thuyết minh và có tính đến các đặc điểm của các công cụ tài chính đó. Các nhóm được mô tả trong đoạn 6 là do đơn vị xác định, do đó, tách biệt với các nhóm công cụ tài chính được quy định trong IFRS 9 (trong đó hướng dẫn cách xác định giá trị công cụ tài chính và cách ghi nhận các thay đổi trong giá trị hợp lý).

B2

Trong việc nhóm các công cụ tài chính, đơn vị, ở mức tối thiểu, phải:

  1. phân biệt giữa các công cụ được ghi nhận theo giá trị được phân bổ và các công cụ được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

  1. phân biệt các công cụ tài chính không thuộc phạm vi của IFRS này là một hoặc các nhóm riêng biệt.

B3

Đơn vị quyết định, tùy hoàn cảnh của mình, mức độ chi tiết của các thuyết minh để thỏa mãn các yêu cầu của IFRS này, mức độ nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của các yêu cầu và cách đơn vị tập hợp thông tin để trình bày bức tranh tổng thể mà không chỉ là cộng gộp các thông tin có các đặc điểm khác nhau. Đơn vị cần cân bằng giữa việc làm quá tải báo cáo tài chính với các chi tiết quá mức mà không giúp người sử dụng báo cáo tài chính và với việc che giấu các thông tin quan trọng do việc trình bày thông tin một cách tổng hợp quá mức. Ví dụ, đơn vị không được che giấu các thông tin quan trọng bằng cách trình bày thông tin đó một số lượng lớn các chi tiết không quan trọng. Tương tự, đơn vị không được thuyết minh thông tin quá tổng hợp để che giấu các khác biệt quan trọng giữa các từng giao dịch cụ thể hoặc các rủi ro liên quan.

B4. [Đã xóa].

Thuyết minh khác - Chính sách kế toán (đoạn 21)

B5

Đoạn 21 yêu cầu thuyết minh về cơ sở (hoặc các cơ sở) đo lường giá trị được sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán khác được sử dụng có liên quan đến việc đọc báo cáo tài chính. Đối với các công cụ tài chính, thuyết minh này có thể bao gồm:

  1. đối với các khoản nợ phải trả tài chính được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ:

  1. bản chất của các khoản nợ phải trả tài chính mà đơn vị đã chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ;

  1. các tiêu chí để chỉ định phân loại các khoản nợ phải trả tài chính tại thời điểm ghi nhận ban đầu;

  1. cách thức đơn vị thỏa mãn các điều kiện trong đoạn 4.2.2 của IFRS 9 liên quan đến việc chỉ định đó.

  1. đối với các tài sản tài chính được chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ:

  1. bản chất của các tài sản tài chính mà đơn vị đã chỉ định ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ; và

  1. cách thức đơn vị thỏa mãn các điều kiện trong đoạn 4.1.5 của IFRS 9 liên quan đến việc chỉ định đó.

  1. [đã xóa]

  1. liệu đơn vị đã hạch toán giao dịch mua và bán thông thường các tài sản tài chính tại ngày giao dịch hoặc tại ngày thanh toán (xem đoạn 3.1.2 của IFRS 9).

  1. [đã xóa]

  1. cách thức xác định lãi hoặc lỗ thuần đới với từng loại công cụ tài chính (xem đoạn 20 (a)), ví dụ, liệu lãi hoặc lỗ thuần của các công cụ được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ có bao gồm thu nhập lãi hoặc cổ tức hay không.

  1. [đã xóa]

  1. [đã xóa]

Đoạn 122 của IAS 1 (đã được sửa đổi năm 2007) cũng yêu cầu đơn vị thuyết minh, cùng với các chính sách kế toán quan trọng hoặc thuyết minh khác, các xét đoán, ngoài các xét đoán có bao gồm ước tính, mà ban lãnh đạo đơn vị đưa ra trong quá trình áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị và có tác động nhiều nhất đến các giá trị được ghi nhận trong báo cáo tài chính.

Tính chất và phạm vi rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính (đoạn 31 – 42)

B6

Các thuyết minh được yêu cầu tại các đoạn 31 – 42 phải được trình bày trong báo cáo tài chính hoặc được tham chiếu từ báo cáo tài chính đến các báo cáo khác, ví dụ báo cáo quản trị hay báo cáo rủi ro được đồng thời cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính theo các điều khoản giống nhau như báo cáo tài chính và vào cùng thời điểm. Nếu thông tin không được cung cấp bằng cách tham chiếu lẫn nhau thì báo cáo tài chính là không đầy đủ.

Các thuyết minh định lượng (đoạn 34)

B7

Đoạn 34 (a) yêu cầu các thuyết minh về các dữ liệu định lượng tóm tắt mức độ rủi ro của đơn vị dựa trên các thông tin được cung cấp nội bộ cho nhân sự quản lý chủ chốt của đơn vị. Khi đơn vị sử dụng nhiều phương pháp để quản trị rủi ro, đơn vị phải thuyết minh thông tin sử dụng phương pháp hoặc các phương pháp nhằm cung cấp các thông tin có liên quan và đáng tin cậy nhất. IAS 8 Chính sách kế toán, thay đổi trong các ước tính kế toán và các sai sót quy định về sự phù hợp và độ tin cậy của thông tin.

B8

Đoạn 34(c) yêu cầu các thuyết minh về mức độ tập trung rủi ro. Mức độ tập trung rủi ro phát sinh từ các công cụ tài chính có các đặc điểm tương tự và bị ảnh hưởng tương tự bởi những thay đổi về điều kiện kinh tế hoặc các điều kiện khác. Việc nhận diện mức độ tập trung rủi ro đòi hỏi có các xét đoán về hoàn cảnh của đơn vị. Thuyết minh về mức độ tập trung rủi ro bao gồm:

  1. mô tả cách thức ban lãnh đạo đơn vị xác định mức độ tập trung;

  1. mô tả của các đặc tính chung giúp nhận diện từng loại tập trung (ví dụ: theo đối tác, theo khu vực địa lý, theo tiền tệ hoặc theo thị trường); và

  1. giá trị của các rủi ro liên quan đến tất cả các công cụ tài chính có cùng đặc điểm.

Các thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng (đoạn 35F – 35G)

B8A

Đoạn 35F(b) yêu cầu các thuyết minh thông tin về cách thức đơn vị định nghĩa sự mất khả năng thanh khoản của các công cụ tài chính khác nhau và lý do lựa chọn các định nghĩa đó. Theo đoạn 5.5.9 của IFRS 9, việc xác định liệu tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn có phải được ghi nhận hay không được dựa trên cơ sở sự gia tăng của rủi ro mất khả năng thanh toán xảy ra kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu. Định nghĩa của đơn vị về sự mất khả năng thanh toán hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu về cách thức đơn vị áp dụng những yêu cầu về tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS 9 có thể bao gồm:

  1. các yếu tố định tính và định lượng được xem xét trong việc định nghĩa sự mất khả năng thanh toán;

  1. liệu những định nghĩa khác nhau có được áp dụng cho những loại công cụ tài chính khác nhau hay không; và

  1. các giả định về tlệ phục hồi (nghĩa là số lượng tài sản tài chính trở lại về trạng thái bình thường) sau khi smất khả năng thanh toán xảy ra đối với tài sản tài chính.

B8B

Nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính trong việc đánh giá chính sách tái cấu trúc và điều chỉnh của đơn vị, đoạn 35F(f)(ii) yêu cầu thuyết minh thông tin về cách thức đơn vị theo dõi mức độ dự phòng tổn thất tài sản tài chính đã được thuyết minh trước đây theo đoạn 35F(f)(i) sau đó được ghi nhận bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn theo đoạn 5.5.3 của IFRS 9. Thông tin định lượng hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được sự gia tăng rủi ro tín dụng sau đó của các tài sản tài chính đã được điều chỉnh có thể bao gồm thông tin về tài sản tài chính được điều chỉnh thỏa mãn các tiêu chí tại đoạn 35F(f)(i) mà dự phòng tổn thất tài sản được chuyển sang ghi nhận tại giá trị bằng với tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn (nghĩa là một tỷ lệ giảm giá trị).

B8C

Đoạn 35G(a) yêu cầu thuyết minh thông tin về cơ sở của các đầu vào và giả định và phương pháp ước tính được sử dụng để áp dụng các yêu cầu về tổn thất tài sản trong IFRS 9. Các giả định và đầu vào của đơn vị được sử dụng để xác định tổn thất tín dụng dự kiến hoặc xác định mức độ gia tăng rủi ro tín dụng kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu có thể bao gồm thông tin được thu thập từ dữ liệu quá khứ nội bộ hoặc các báo cáo xếp hạng và các giả định về thời hạn dự kiến của tài sản tài chính và thời gian bán các tài sản thế chấp.

Thay đổi trong dự phòng tổn thất tài sản (đoạn 35H)

B8D

Theo đoạn 35H, đơn vị được yêu cầu phải giải thích lý do cho những thay đổi trong dự phòng tổn thất tài sản trong kỳ. Bên cạnh việc đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ của dự phòng tổn thất tài sản, đơn vị có thể cần cung cấp diễn giải cho những thay đổi đó. Diễn giải có thể bao gồm phân tích các lý do thay đổi trong dự phòng tổn thất tài sản trong kỳ, bao gồm:

  1. thành phần của danh mục đầu tư;

  1. khối lượng công cụ tài chính được mua hoặc được khởi tạo; và

  1. mức độ nghiêm trọng của tổn thất tín dụng dự kiến.

B8E

Đối với các cam kết vay và hợp đồng bảo lãnh tài chính, dự phòng tổn thất tài sản được ghi nhận là một khoản dự phòng phải trả. Đơn vị phải thuyết minh thông tin về các thay đổi trong dự phòng tổn thất tài sản tài chính riêng biệt với dự phòng tổn thất tài sản cho các cam kết cho vay và hợp đồng bảo lãnh tài chính. Tuy nhiên, nếu một công cụ tài chính bao gồm cả một khoản vay (nghĩa là một tài sản tài chính) và một khoản cam kết chưa được rút (nghĩa là cam kết cho vay) và đơn vị không thể xác định riêng biệt tổn thất tín dụng dự kiến cho cấu phần cam kết cho vay với cấu phần tài sản tài chính, tổn thất tín dụng dự kiến cho cam kết cho vay phải được ghi nhận cùng với dự phòng tổn thất cho tài sản tài chính. Trong phạm vị tổn thất tín dụng dự kiến gộp vượt quá giá trị ghi sổ gộp của tài sản tài chính, tổn thất tín dụng dự kiến phải được ghi nhận là một khoản dự phòng phải trả.

Tài sản thế chấp (đoạn 35K)

B8F

Đoạn 35K yêu cầu thuyết minh thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu ảnh hưởng của tài sản thế chấp và các phương thức đảm bảo tín dụng khác đối với giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến. Đơn vị không phải thuyết minh thông tin về giá trị hợp lý của tài sản thế chấp  và các phương thức đảm bảo tín dụng khác và không phải định lượng giá trị chính xác của tài sản thế chấp đã được bao gồm trong tính toán tổn thất tín dụng dự kiến (nghĩa là lỗ trong trường hợp mất khả năng thanh khoản).

B8G

Diễn giải về tài sản thế chấp và ảnh hưởng của chúng đối với các giá trị của tổn thất tín dụng dự kiến có thể bao gồm các thông tin về:

  1. các loại tài sản thế chấp chính được giữ như hình thức đảm bảo và các phương thức đảm bảo tín dụng khác (ví dụ của các phương thức đảm bảo tín dụng khác bao gồm bảo lãnh, công cụ phái sinh tín dụng và những thỏa thuận bù trừ mà không đủ điều kiện để bù trừ theo IAS 32);

  1. khối lượng tài sản thế chấp được nắm giữ và các phương thức đảm bảo tín dụng khác và tầm quan trọng của chúng đối với dự phòng tổn thất tài sản;

  1. các chính sách và quy trình cho việc đánh giá và quản lý tài sản thế chấp và các phương thức đảm bảo tín dụng khác;

  1. các nhóm đối tác chính của tài sản thế chấp và các phương thức đảm bảo tín dụng khác và mức độ uy tín của chúng; và

  1. thông tin về mức độ tập trung rủi ro trong tài sản thế chấp và các phương thức đảm bảo tín dụng khác.

Mức độ rủi ro tín dụng (đoạn 35M-35N)

B8H

Đoạn 35M yêu cầu thuyết minh thông tin về mức độ rủi ro tín dụng của đơn vị và những tập trung rủi ro tín dụng đáng kể tại ngày báo cáo. Sự tập trung rủi ro tín dụng tồn tại khi một số các đối tác nằm trong một khu vực địa lý hoặc tham gia vào các hoạt động tương tự và có những đặc điểm kinh tế tương tự dẫn đến khả năng của họ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng bị ảnh hưởng tương tự bởi các điều kiện kinh tế hoặc các điều kiện khác. Đơn vị phải cung cấp thông tin cho phép người sử dụng báo cáo tài chính hiểu liệu có các nhóm hoặc các danh mục công cụ tài chính với các đặc điểm cụ thể có thể ảnh hưởng đến một phần lớn của nhóm công cụ tài chính đó ví dụ như là sự tập trung vào các rủi ro cụ thể nào đó. Điều này có thể bao gồm, ví dụ, các nhóm cho vay dựa trên giá trị, mức độ tập trung theo địa lý, theo ngành hoặc theo loại đơn vị phát hành.

B8I

Số lượng hạng rủi ro tín dụng được sử dụng để thuyết minh thông tin theo đoạn 35M phải nhất quán với số lượng mà đơn vị báo cáo cho các nhân sự quản lý chủ chốt cho mục đích quản trị rủi ro tín dụng. Nếu thông tin về quá hạn là thông tin cụ thể duy nhất mà bên đi vay có sẵn và đơn vị sử dụng thông tin về quá hạn để đánh giá liệu rủi ro tín dụng đã gia tăng đáng kể kể từ thời điểm ghi nhận ban đầu hay không theo đoạn 5.5.11 của IFRS 9, đơn vị phải cung cấp phân tích về tình trạng quá hạn của những tài sản tài chính này.

B8J

Khi đơn vị xác định giá trị tổn thất tín dụng dự kiến trên cơ sở nhóm, đơn vị có thể không phân bổ được giá trị ghi sổ gộp của từng tài sản tài chính hoặc mức độ rủi ro tín dụng đối với các cam kết cho vay và các hợp đồng bảo lãnh tài chính cho các hạng rủi ro tín dụng mà tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn được ghi nhận. Trong trường hợp đó, đơn vị phải áp dụng yêu cầu trong đoạn 35M cho các công cụ tài chính có thể được phân bổ trực tiếp cho một hạng rủi ro tín dụng và thuyết minh riêng biệt giá trị ghi sổ gộp của các công cụ tài chính mà tổn thất tín dụng dự kiến trong suốt thời hạn được xác định giá trị trên cơ sở nhóm.

Mức độ rủi ro tín dụng tối đa (đoạn 36(a))

B9

Các đoạn 35K(a) và 36(a) yêu cầu thuyết minh giá trị thể hiện tốt nhất mức độ rủi ro tín dụng tối đa của đơn vị. Đối với một tài sản tài chính, giá trị này thường là giá trị ghi sổ gộp, sau khi trừ:

  1. bất kỳ giá trị nào được bù trừ nào theo IAS 32; và

  1. bất kỳ dự phòng tổn thất nào được ghi nhận theo IFRS 9.

B10

Các hoạt động làm phát sinh rủi ro tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tối đa bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  1. việc cấp vốn vay cho khách hàng và gửi tiền tại các đơn vị khác. Trong những trường hợp này, mức độ rủi ro tín dụng tối đa là giá trị ghi sổ của các tài sản tài chính liên quan.

  1. tham gia vào các hợp đồng phái sinh, ví dụ hợp đồng ngoại hối, giao dịch hoán đổi lãi suất và các công cụ phái sinh tín dụng. Khi tài sản phát sinh được ghi nhận theo giá trị hợp lý, mức độ rủi ro tín dụng tối đa vào cuối kỳ báo cáo sẽ bằng giá trị ghi sổ.

  1. cung cấp bảo lãnh tài chính. Trong trường hợp này, mức độ rủi ro tín dụng tối đa là giá trị tối đa mà đơn vị có thể phải trả khoản bảo lãnh bảo lãnh được yêu cầu, và giá trị này có thể lớn hơn đáng kể so với giá trị đã được ghi nhận là nợ phải trả.

  1. đưa ra một cam kết cho vay không hủy ngang trong thời hạn của khoản vay hoặc chỉ có thể hủy ngang trong trường hợp có một thay đổi bất lợi trọng yếu. Nếu bên phát hành không thể thực hiện cam kết cho vay thuần bằng mặt hoặc bằng công cụ tài chính khác, rủi ro tín dụng tối đa là toàn bộ giá trị cam kết. Lý do là không thể chắc chắn liệu giá trị chưa giải ngân có thể giải ngân trong tương lai hay không. Giá trị này có thể lớn hơn đáng kể so với giá trị đã được ghi nhận là nợ phải trả.

Thuyết minh định lượng rủi ro thanh khoản (các đoạn 34(a) và 39(a) và (b))

B10A

Theo đoạn 34(a), đơn vị thuyết minh dữ liệu định lượng tóm tắt về rủi ro thanh khoản trên cơ sở các thông tin cung cấp nội bộ cho các nhân sự quản lý chủ chốt. Đơn vị phải giải thích cách thức xác định dữ liệu. Nếu sự giảm sút của tiền (hoặc tài sản tài chính khác) trong những dữ liệu này có thể:

  1. xảy ra sớm hơn đáng kể so với được xác định trong dữ liệu, hoặc

  1. có các giá trị khác biệt đáng kể so với xác định trong dữ liệu (ví dụ một công cụ phái sinh được bao gôm trong dữ liệu trên cơ sở thanh toán bù trừ thuần nhưng đối tác có quyền để yêu cầu thanh toán gộp),

đơn vị phải nêu rõ điều đó và cung cấp thông tin định lượng cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá phạm vi của rủi ro này, trừ khi thông tin đó được bao gồm trong các phân tích thời gian đáo hạn theo hợp đồng được yêu cầu tại đoạn 39 (a) hoặc (b).

B11

Khi lập các phân tích về thời gian đáo hạn được yêu cầu bởi đoạn 39(a) và (b), đơn vị sử dụng các xét đoán của mình để xác định các dải thời gian thích hợp. Ví dụ, đơn vị có thể xác định các khung thời gian sau là thích hợp:

  1. không quá 1 tháng;

  1. từ quá 1 tháng đến không quá 3 tháng;

  1. từ quá 3 tháng đến không quá 1 năm;

  1. từ quá 1 năm đến không quá 5 năm.

B11A

Để tuân thủ với đoạn 39(a) và (b), đơn vị không được tách riêng một công cụ phái sinh đính kèm từ một công cụ tài chính phức hợp (kết hợp). Đối với một công cụ như vậy, đơn vị phải áp dụng đoạn 39(a).

B11B

Đoạn 39(b) yêu cầu đơn vị thuyết minh phân tích định lượng thời gian đáo hạn của nợ phải trả tài chính phái sinh trong đó thể hiện thời gian đáo hạn còn lại theo hợp đồng nếu thời gian đáo hạn theo hợp đồng là quan trọng để hiểu về đặc tính thời gian của các dòng tiền. Ví dụ với các trường hợp của:

  1. hoán đổi lãi suất với thời gian đáo hạn còn lại là 5 năm trong một nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro dòng tiền của một tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính có lãi suất thay đổi.

  1. tất cả các cam kết cho vay.

B11C

Đoạn 39(a) và (b) yêu cầu đơn vị thuyết minh các phân tích thời gian đáo hạn của các khoản nợ phải trả tài chính thể hiện thời gian đáo hạn còn lại theo hợp đồng của một số khoản nợ phải trả tài chính. Trong thuyết minh này:

  1. khi đối tác được lựa chọn thời điểm thanh toán, nợ phải trả sẽ được phân bổ cho kỳ sớm nhất khi đơn vị có thể bị yêu cầu thanh toán. Ví dụ, các khoản nợ phải trả tài chính mà đơn vị có thể bị yêu cầu phải hoàn trả bất kỳ lúc nào (ví dụ: tiền gửi không kỳ hạn) được bao gồm trong khung thời gian sớm nhất.

  1. khi đơn vị phải cam kết thanh toán nhiều lần, mỗi lần sẽ được bao gồm cho kỳ sớm nhất đơn vị có thể bị yêu cầu thanh toán. Ví dụ, một cam kết cho vay chưa được giải ngân được bao gồm trong dải thời gian có ngày sớm nhất mà nó có thể được giải ngân.

  1. đối với các hợp đồng bảo lãnh tài chính đã phát hành, giá trị tối đa của khoản bảo lãnh được phân bổ cho kỳ sớm nhất mà khoản bảo lãnh có thể được yêu cầu.

B11D

Các giá trị theo hợp đồng được thuyết minh trong phân tích thời gian đáo hạn theo yêu cầu tại đoạn 39(a) và (b) là dòng tiền chưa chiết khấu theo hợp đồng, ví dụ:

  1. các khoản nợ đi thuê gộp (trước khi trừ các khoản chi phí tài chính);

  1. giá quy định trong các hợp đồng kỳ hạn để mua tài sản tài chính bằng tiền;

  1. giá trị thuần cho các hợp đồng hoán đổi trả lãi suất thả nổi/nhận lãi suất cố định trong đó dòng tiền thuần được trao đổi;

  1. các giá trị theo hợp đồng được trao đổi trong một công cụ phái sinh (ví dụ một hợp đồng hoán đổi tiền tệ) mà dòng tiền gộp được trao đổi; và

  1. các cam kết cho vay gộp.

Các dòng tiền chưa chiết khấu trên khác với giá trị được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính vì giá trị trong báo cáo tình hình tài chính được dựa trên dòng tiền đã chiết khấu. Khi giá trị phải trả không cố định, giá trị phải thuyết minh được xác định bằng cách tham chiếu tới các điều kiện tồn tại vào cuối kỳ báo cáo. Ví dụ, khi giá trị phải trả thay đổi theo các biến động của một chỉ số, giá trị được thuyết minh có thể được dựa trên giá trị chỉ số vào cuối kỳ báo cáo.

B11E

Đoạn 39(c) yêu cầu đơn vị mô tả cách thức quản trị rủi ro thanh khoản tiềm tàng trong các khoản mục được thuyết minh trong các thuyết minh định lượng được yêu cầu trong đoạn 39(a) và (b). Đơn vị sẽ trình bày phân tích thời gian đáo hạn của các tài sản tài chính mà đơn vị nắm giữ để quản trị rủi ro thanh khoản (nghĩa là các tài sản tài chính sẵn sàng để bán hoặc được dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền vào để đáp ứng các dòng tiền ra của nợ phải trả tài chính), nếu thông tin đó là cần thiết để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá bản chất và phạm vi của rủi ro thanh khoản.

B11F

Các yếu tố khác mà đơn vị có thể xem xét trong việc trình bày thuyết minh được yêu cầu trong đoạn 39(c) bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc, đơn vị có hay không:

  1. có các cam kết đi vay (ví dụ các khoản tín dụng dựa trên giấy từ thương mại) hoặc các dạng tín dụng khác (ví dụ các khoản tín dụng dự phòng) mà đơn vị có thể tiếp cận để đáp ứng nhu cầu thanh khoản;

  1. có tiền gửi tại các ngân hàng trung ương để đáp ứng nhu cầu thanh khoản;

  1. có các nguồn tài trợ rất đa dạng;

  1. có mức độ tập trung rủi ro thanh khoản đáng kể trong các tài sản hoặc các nguồn tài trợ của mình;

  1. có các quy trình kiểm soát nội bộ và các kế hoạch dự phòng cho việc quản trị rủi ro thanh khoản;

  1. có các công cụ tài chính bao gồm các điều khoản trả nợ nhanh (ví dụ khi đơn vị bị hạ mức xếp hạng tín dụng);

  1. có các công cụ có thyêu cầu đăng ký tài sản thế chấp (ví dụ: yêu cầu ký quỹ bổ sung cho các công cụ phái sinh);

  1. có các công cụ cho phép đơn vị lựa chọn thanh toán các khoản nợ phải trả tài chính của mình bằng tiền (hoặc một tài sản tài chính khác) hoặc bằng cổ phiếu của chính đơn vị; hoặc

  1. có các công cụ thuộc các thỏa thuận bù trừ tổng thể.

B12-B16 [Đã xóa].

Rủi ro thị trường – phân tích độ nhạy (các đoạn 40 và 41)

B17

Đoạn 40(a) yêu cầu thuyết minh phân tích độ nhạy đối với từng loại rủi ro thị trường mà đơn vị gặp phải. Theo đoạn B3, đơn vị quyết định cách thức tập hợp thông tin để trình bày bức tranh tổng thể mà không cộng gộp các thông tin có các đặc điểm khác nhau về mức độ rủi ro từ các môi trường kinh tế có khác biệt đáng kể. Ví dụ:

  1. đơn vị kinh doanh các công cụ tài chính có thể thuyết minh thông tin này một cách riêng biệt cho các công cụ tài chính được nắm giữ để kinh doanh và không để kinh doanh.

  1. đơn vị không cộng gộp mức độ rủi ro thị trường từ các khu vực siêu lạm phát với cùng mức độ rủi ro thị trường tương tự từ các khu vực lạm phát rất thấp.

Nếu đơn vị chỉ gặp phải một loại rủi ro thị trường trong chỉ một môi trường kinh tế thì đơn vị không cần trình bày thông tin riêng biệt.

B18

Đoạn 40(a) yêu cầu thuyết minh phân tích độ nhạy để thể hiện các ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu của những thay đổi có thể xảy ra trong biến số rủi ro liên quan (ví dụ lãi suất hiện hành trên thị trường, tỷ giá tiền tệ, giá cổ phiếu hoặc giá cả hàng hóa). Cho mục đích này:

  1. đơn vị không phải xác định lãi hoặc lỗ trong kỳ là bao nhiêu nếu các biến s rủi ro liên quan thay đổi. Thay vào đó, đơn vị thuyết minh ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu vào cuối kỳ báo cáo, với giả định một thay đổi trong một biến số rủi ro có thể xảy ra thực sự xảy ra vào cuối kỳ báo cáo và đã được áp dụng cho các rủi ro tồn tại tại ngày đó. Ví dụ, nếu đơn vị có nợ phải trả với lãi suất thả nổi vào cuối năm, đơn vị phải thuyết minh các ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ (nghĩa là chi phí lãi vay) cho năm hiện tại nếu lãi suất đã thay đổi theo giá trị hợp lý có thể xác định được.

  1. đơn vị không phải thuyết minh ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu cho mỗi thay đổi trong phạm vi của những thay đổi hợp lý có thể của biến s rủi ro liên quan. Thuyết minh các ảnh hưởng của những thay đổi ở các giới hạn của phạm vi hợp lý có thể là đầy đủ.

B19

Khi xác định các thay đổi hợp lý có thể xảy ra đối với các biến số rủi ro liên quan, đơn vị phải xem xét:

  1. các môi trường kinh tế mà đơn vị đang hoạt động. Một thay đổi hợp lý có thể không bao gồm các tình huống khó có khả năng xảy ra hoặc tình huống ‘trường hợp xấu nhất’ hoặc ‘các cuộc kiểm tra tính ổn định’. Hơn nữa, nếu tỷ lệ của sự thay đổi trong biến srủi ro ổn định, đơn vị không phải điều chỉnh thay đổi hợp lý có thể trong biến số rủi ro đã lựa chọn. Ví dụ, giả sử lãi suất là 5% và đơn vị xác định rằng biến động lãi suất ± 50 điểm cơ bản là hợp lý có thể. Đơn vị sẽ thuyết minh ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu nếu lãi suất thay đổi đến 4,5% hoặc 5,5%. Trong kỳ sau, lãi suất đã tăng lên đến 5,5%. Đơn vị vẫn đánh giá rằng lãi suất có thể biến động ± 50 điểm cơ bản (nghĩa là tỷ lệ thay đổi trong lãi suất là ổn định). Đơn vị sẽ thuyết minh ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ và vốn chủ sở hữu nếu lãi suất thay đổi đến 5% hoặc 6%. Đơn vị sẽ không phải xem xét lại đánh giá rằng lãi suất có thể biến động hợp lý ± 50 điểm cơ bản, trừ khi có bằng chứng cho thấy lãi suất đã biến động đáng kể hơn.

  1. khung thời gian đơn vị thực hiện việc đánh giá. Phân tích độ nhạy phải thể hiện những ảnh hưởng của thay đổi được coi là hợp lý có thể trong kỳ cho đến khi đơn vị thuyết minh lần kế tiếp, thường là kỳ báo cáo năm sau.

B20

Đoạn 41 cho phép đơn vị sử dụng một phân tích độ nhạy để phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến số rủi ro, như phương pháp giá trị chịu rủi ro, nếu đơn vị sử dụng phân tích này để quản trị các rủi ro tài chính. Điều này áp dụng ngay cả khi phương pháp như vậy chỉ có thể xác định lỗ tiềm năng mà không xác định lãi tiềm năng. Như vậy, đơn vị có thể tuân thủ với đoạn 41(a) bằng cách thuyết minh các mô hình giá trị chịu rủi ro đã được sử dụng (ví dụ liệu mô hình có dựa trên các mô phỏng Monte Carlo hay không), giải thích cách thức hoạt động của mô hình và các giả định chính (ví dụ thời gian nắm giữ và mức độ tin cậy). Đơn vị cũng có thể thuyết minh giai đoạn quan sát lịch sử và các trọng số áp dụng cho các quan sát trong giai đoạn đó, giải thích cách thức quyền chọn được bao gồm trong tính toán như thế nào và các hệ số biến động và hệ số tương quan (hoặc mô phỏng phân phối xác suất Monte Carlo) nào được sử dụng.

B21

Đơn vị phải cung cấp phân tích độ nhạy cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, nhưng có thể cung cấp các loại phân tích độ nhạy khác nhau cho các loại công cụ tài chính khác nhau.

Rủi ro lãi suất

B22

Rủi ro lãi suất phát sinh từ các công cụ tài chính có lãi suất được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính (ví dụ các công cụ nợ đã được mua hoặc phát hành) và từ một số công cụ tài chính không được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính (ví dụ một số cam kết cho vay).

Rủi ro tiền tệ

B23

Rủi ro tiền tệ (hoặc rủi ro tỷ giá hối đoái) phát sinh từ các công cụ tài chính có gốc ngoại tệ, nghĩa là loại tiền tệ khác với đồng tiền chức năng mà chúng được xác định giá trị. Cho mục đích của IFRS này, rủi ro tiền tệ không phát sinh từ các công cụ tài chính là các khoản mục phi tiền tệ hoặc từ các công cụ tài chính có gốc là đồng tiền chức năng.

B24

Phân tích độ nhạy được thuyết minh cho từng loại tiền tệ mà đơn vị có rủi ro đáng kể.

Rủi ro khác về giá

B25

Rủi ro khác về giá phát sinh từ các công cụ tài chính do các thay đổi trong, ví dụ giá cả hàng hóa hoặc giá cổ phiếu. Để tuân thủ với đoạn 40, đơn vị có thể thuyết minh ảnh hưởng của việc suy giảm trong một chỉ số thị trường chứng khoán nhất định, giá cả hàng hóa, hoặc biến số rủi ro khác. Ví dụ, nếu đơn vị các công cụ tài chính là bảo lãnh giá trị còn lại, đơn vị thuyết minh việc tăng hoặc giảm giá trị của tài sản được bảo lãnh.

B26

Hai ví dụ về các công cụ tài chính làm phát sinh rủi ro về giá cổ phiếu là (a) nắm giữ vốn chủ sở hữu trong một đơn vị khác và (b) một khoản đầu tư vào quỹ tín thác mà quỹ này đầu tư vào các công cụ vốn. Các ví dụ khác bao gồm các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn để mua hoặc bán một số lượng nhất định công cụ vốn và giao dịch hoán đổi được dựa trên với giá cổ phiếu. Các giá trị hợp lý của các công cụ tài chính như vậy bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong giá thị trường của các công cụ vốn liên quan.

B27

Theo đoạn 40(a), độ nhạy của lãi hoặc lỗ (ví dụ, phát sinh từ các công cụ được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo lãi hoặc lỗ) được thuyết minh riêng biệt với độ nhạy của thu nhập toàn diện khác (ví dụ, phát sinh từ đầu tư vào các công cụ vốn mà các thay đổi trong giá trị hợp lý được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện khác).

B28

Các công cụ tài chính mà đơn vị phân loại là công cụ vốn không được xác định lại giá trị. Lãi hoặc lỗ hay vốn chủ sỡ hữu đều không bị ảnh hưởng bởi rủi ro giá cổ phiếu của những công cụ này. Theo đó, việc phân tích độ nhạy là không bắt buộc.

Dừng ghi nhận (đoạn 42C – 42H)

Tiếp tục có liên quan (đoạn 42C)

B29

Việc đánh giá sự tiếp tục có liên quan đến một tài sản tài chính đã được chuyển giao cho mục đích của các yêu cầu thuyết minh theo các đoạn 42E – 42H được thực hiện ở cấp độ của đơn vị báo cáo. Ví dụ, nếu một công ty con chuyển giao cho bên thứ ba không liên quan một tài sản tài chính mà công ty mẹ của công ty con đó tiếp tục có liên quan đến tài sản này, thì công ty con không phải tính đến sự liên quan của công ty mẹ trong việc đánh giá việc tiếp tục có liên quan đến tài sản được chuyển giao trong báo cáo tài chính riêng của mình (nghĩa là khi công ty con là đơn vị báo cáo). Tuy nhiên, công ty mẹ sẽ tính đến sự tiếp tục có liên quan của mình (hoặc của một thành viên khác của tập đoàn) tới một tài sản tài chính được chuyển giao bởi công ty con của mình trong việc xác định liệu rằng nó tiếp tục có liên quan đến các tài sản đã được chuyển giao trong báo cáo tài chính hợp nhất (nghĩa là khi đơn vị báo cáo là tập đoàn).

B30

Đơn vị không có sự tiếp tục có liên quan đến một tài sản tài chính đã được chuyển giao nếu, như là một phần của việc chuyển giao, đơn vị không giữ lại bất cứ các quyền hoặc nghĩa vụ hợp đồng vốn có nào trong tài sản tài chính đã được chuyển giao cũng không có thêm bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ hợp đồng mới liên quan đến tài sản tài chính đã được chuyển giao. Đơn vị không có sự tiếp tục có liên quan đến một tài sản tài chính đã được chuyển giao nếu đơn vị không có lợi ích nào trong hoạt động tương lai của tài sản tài chính đã được chuyển giao đó cũng như không phải chịu trách nhiệm dưới bất kỳ trường hợp nào phải thanh toán các khoản trong tương lai liên quan đến tài sản tài chính đã được chuyển giao đó. Thuật ngữ “thanh toán” trong ngữ cảnh này không bao gồm dòng tiền từ tài sản tài chính đã được chuyển giao mà đơn vị thu được và được yêu cầu hoàn trả lại cho bên nhận chuyển giao.

B30A

Khi một đơn vị chuyển giao một tài sản tài chính, đơn vị có thể giữ lại quyền đối cung cấp dịch vụ cho tài sản tài chính đó mà có tính phí, ví dụ một hợp đồng cung cấp dịch vụ. Đơn vị đánh giá hợp đồng cung cấp dịch vụ theo hướng dẫn trong các đoạn 42C và B30 để xác định liệu rằng đơn vị có sự tiếp tục có liên quan phát sinh từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cho mục đích của các yêu cầu thuyết minh. Ví dụ, bên cung cấp dịch vụ sẽ tiếp tục có liên quan đến tài sản tài chính đã được chuyển giao cho mục đích của các yêu cầu thuyết minh nếu phí dịch vụ phụ thuộc vào giá trị hoặc thời điểm của dòng tiền thu được từ tài sản tài chính đã được chuyển giao. Tương tự, bên cung cấp dịch vụ tiếp tục có liên quan cho mục đích của các yêu cầu thuyết minh nếu phí cố định không được trả đầy đủ do việc không thực hiện được nghĩa vụ của tài sản tài chính. Trong các ví dụ này, bên cung cấp dịch vụ có lợi ích từ việc thực hiện trong tương lai của các tài sản tài chính đã được chuyển giao. Đánh giá này phụ thuộc vào việc liệu phí sẽ nhận được sẽ đền bù cho đơn vị một cách thỏa đáng cho việc thực hiện dịch vụ.

B31

Sự tiếp tục có liên quan đến tài sản tài chính đã chuyển giao có thể là kết quả của các quy định theo hợp đồng trong thỏa thuận chuyển giao hoặc trong một thỏa thuận riêng biệt với bên nhận chuyển giao hoặc một bên thứ ba có liên quan đến việc chuyển giao.

Tài sản tài chính đã được chuyển giao nhưng không bị dừng ghi nhận toàn bộ (đoạn 42D)

B32

Đoạn 42D yêu cầu thuyết minh khi một phần hoặc toàn bộ của các tài sản tài chính đã được chuyển giao không đủ điều kiện để dừng ghi nhận. Những thuyết minh này là bắt buộc tại kỳ ngày báo cáo mà đơn vị tiếp tục ghi nhận các tài sản tài chính đã được chuyển giao, bất kể thời điểm việc chuyển giao xảy ra.

Các loại tiếp tục có liên quan (các đoạn 42E – 42H)

B33

Các đoạn 42E – 42H yêu cầu các thuyết minh định tính và định lượng cho từng loại tiếp tục có liên quan đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận. Đơn vị phải tổng hợp các sự tiếp tục có liên quan thành các loại đại diện cho các rủi ro của đơn vị. Ví dụ, đơn vị có thể tổng hợp các sự tiếp tục có liên quan của mình theo loại công cụ tài chính (ví dụ: bảo lãnh hoặc quyền chọn mua) hoặc theo loại chuyển giao (ví dụ: bao thanh toán các khoản phải thu, chứng khoán hóa và cho vay chứng khoán).

Phân tích thời gian đáo hạn cho các dòng tiền ra chưa chiết khấu để mua lại các tài sản đã được chuyển giao (đoạn 42E(e))

B34

Đoạn 42E(e) yêu cầu đơn vị thuyết minh phân tích thời gian đáo hạn của các dòng tiền ra chưa chiết khấu để mua lạ các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận hoặc các khoản phải trả khác cho bên nhận chuyển giao liên quan đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận, thể hiện thời gian đáo hạn theo hợp đồng còn lại của sự tiếp tục có liên quan của đơn vị. Phân tích này phân biệt các dòng tiền phải thanh toán (ví dụ các hợp đồng kỳ hạn) và các dòng tiền đơn vị có thể phải thanh toán (ví dụ quyền chọn bán đã bán) và dòng tiền mà đơn vị có thể chọn để thanh toán (ví dụ quyền chọn mua đã mua).

B35

Đơn vị phải sử dụng xét đoán của mình để xác định một số lượng thích hợp các dải thời gian trong việc lập phân tích thời gian đáo hạn theo yêu cầu của đoạn 42E(e). Ví dụ, đơn vị có thể quyết định theo các khung thời gian đáo hạn sau là thích hợp:

  1. không quá 1 tháng;

  1. từ trên 1 tháng đến không quá 3 tháng,

  1. từ trên 3 tháng đến không quá 6 tháng,

  1. từ trên 6 tháng đến không quá 1 năm;

  1. từ trên 1 năm đến không quá 3 năm;

  1. từ trên 3 năm đến không quá 5 năm; và

  1. trên 5 năm.

B36

Nếu có một loạt kỳ hạn, dòng tiền được bao gồm trên cơ sở ngày sớm nhất mà đơn vị có thể bị yêu cầu hoặc được phép thanh toán.

Thông tin định tính (đoạn 42E(f))

B37

Thông tin định tính theo yêu cầu của đoạn 42E(f) bao gồm mô tả của các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận và bản chất và mục đích của sự tiếp tục có liên quan được giữ lại sau khi chuyển giao các tài sản này. Thông tin này cũng bao gồm mô tả về những rủi ro mà đơn vị gặp phải, bao gồm:

  1. mô tả về cách thức đơn vị quản trị rủi ro tiềm tàng trong việc tiếp tục có liên quan của đơn vị đến các tài sản tài chính đã được dừng ghi nhận.

  1. liệu đơn vị có bị yêu cầu phải chịu tổn thất trước các bên khác thứ tự và giá trị các khoản tổn thất do các bên gánh chịu mà các bên này có lợi ích xếp sau lợi ích của đơn vị trong tài sản đó (nghĩa là sự tiếp tục có liên quan đến tài sản).

  1. mô tả các tác nhân gắn liền với nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc mua lại một tài sản tài chính đã được chuyển giao.

Lãi hoặc lỗ từ việc dừng ghi nhận (đoạn 42G(a))

B38

Đoạn 42G(a) yêu cầu đơn vị thuyết minh lãi hoặc lỗ từ việc dừng ghi nhận liên quan đến các tài sản tài chính mà đơn vị tiếp tục có liên quan. Đơn vị phải thuyết minh nếu có lãi hoặc lỗ từ việc dừng ghi nhận phát sinh do giá trị hợp lý của các cấu phần của các tài sản được ghi nhận trước đây (nghĩa là lợi ích trong tài sản bị dừng ghi nhận và lợi ích được giữ lại bởi đơn vị) khác với giá trị hợp lý của toàn bộ tài sản đã ghi nhận trước đây. Trong trường hợp đó, đơn vị cũng phải thuyết minh liệu việc xác định giá trị hợp lý đã bao gồm các đầu vào quan trọng mà không được dựa trên các dữ liệu thị trường có thể quan sát được, như được mô tả tại đoạn 27A.

Thông tin bổ sung (đoạn 42H)

B39

Các thuyết minh theo yêu cầu tại các đoạn 42D – 42G có thể không đủ để thỏa mãn các mục tiêu thuyết minh tại đoạn 42B. Nếu như vậy, đơn vị phải thuyết minh bất cứ thông tin bổ sung cần thiết nào để thỏa mãn các mục tiêu thuyết minh. Đơn vị phải quyết định, tùy theo hoàn cảnh của mình, mức độ thông tin bổ sung cần cung cấp để đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng báo cáo tài chính và mức độ nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của thông tin bổ sung. Đơn vị cần cân bằng giữa việc làm quá tải báo cáo tài chính với các thông tin quá chi tiết mà không hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính và với việc che giấu các thông tin quan trọng do việc trình bày thông tin một cách tổng hợp quá mức.

Bù trừ các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính (các đoạn 13A-13F)

Phạm vi (đoạn 13A)

B40

Các thuyết minh trong các đoạn 13B – 13E được yêu cầu cho tất cả các công cụ tài chính được ghi nhận mà được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32. Ngoài ra, các công cụ tài chính thuộc phạm vi các yêu cầu thuyết minh trong các đoạn 13B – 13E nếu chúng thuộc một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự cho các công cụ tài chính và các giao dịch tương tự, không phân biệt liệu các công cụ tài chính được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32 hay không.

B41

Các thỏa thuận tương tự được đề cập trong các đoạn 13A và B40 bao gồm các thỏa thuận thanh toán bù trừ phái sinh, thỏa thuận mua lại tổng thể toàn cầu, thỏa thuận cho vay chứng khoán tổng thể toàn cầu, và các quyền liên quan đến tài sản thế chấp tài chính. Các công cụ tài chính và các giao dịch tương tự được đề cập trong đoạn B40 bao gồm các công cụ phái sinh, các thỏa thuận bán và mua lại, các thỏa thuận bán đảo ngược và mua lại, các thỏa thuận vay chứng khoán và cho vay chứng khoán. Ví dụ của các công cụ tài chính không thuộc phạm vi của đoạn 13A là các khoản cho vay và tiền gửi của khách hàng tại cùng một tổ chức (trừ khi chúng được bù trừ trong báo cáo tình hình tài chính) và các công cụ tài chính chỉ liên quan đến một thỏa thuận thế chấp tài sản.

Thuyết minh thông tin định lượng đối với các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận thuộc phạm vi của đoạn 13A (đoạn 13C)

B42

Các công cụ tài chính được thuyết minh theo đoạn 13C có thể chịu những yêu cầu về xác định giá trị khác nhau (ví dụ, một khoản phải trả có liên quan đến một thỏa thuận mua lại có thể được ghi nhận theo giá trị được phân bổ, trong khi một công cụ phái sinh sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý). Đơn vị phải bao gồm các công cụ tại giá trị được ghi nhận và mô tả các khác biệt trong xác định giá trị trong các thuyết minh liên quan.

Thuyết minh giá trị gộp của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được ghi nhận thuộc phạm vi của đoạn 13A (đoạn 13C(a))

B43

Các giá trị được yêu cầu bởi đoạn 13C(a) liên quan đến các công cụ tài chính đã được ghi nhận mà đã được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32. Các giá trị được yêu cầu bởi đoạn 13C(a) cũng liên quan đến các công cụ tài chính đã được ghi nhận mà các công cụ này là phụ thuộc vào một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự, không phụ thuộc việc liệu chúng có thỏa mãn các tiêu chí bù trừ hay không. Tuy nhiên, các thuyết minh theo các yêu cầu của đoạn 13C(a) không liên quan đến bất kỳ giá trị nào được ghi nhận do các thỏa thuận thế chấp tài sản không đáp ứng các tiêu chí bù trừ trong đoạn 42 của IAS 32. Thay vào đó, các giá trị đó phải được thuyết minh theo đoạn 13C(d).

Thuyết minh các giá trị được bù trừ theo các tiêu chí tại đoạn 42 của IAS 32 (đoạn 13C(b))

B44

Đoạn 13C(b) yêu cầu đơn vị thuyết minh các giá trị được bù trừ theo đoạn 42 của IAS 32 khi xác định các giá trị thuần được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính. Giá trị của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính đã được ghi nhận mà được bù trừ trong cùng một thỏa thuận phải được thuyết minh trong các phần thuyết minh của cả tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Tuy nhiên, các giá trị được thuyết minh (ví dụ một bảng) chỉ giới hạn ở các giá trị được bù trừ. Ví dụ, đơn vị có thể có một tài sản phái sinh và một khoản nợ phải trả phái sinh được ghi nhận đáp ứng các tiêu chí bù trừ tại đoạn 42 của IAS 32. Nếu giá trị gộp của tài sản phái sinh lớn hơn giá trị gộp của nợ phải trả phái sinh, bảng thuyết minh thông tin tài sản tài chính sẽ bao gồm toàn bộ giá trị của tài sản phái sinh (theo đoạn 13C(a)) và toàn bộ giá trị của nợ phải trả phái sinh (theo đoạn 13C(b)). Tuy nhiên, trong khi bảng thuyết minh thông tin nợ phải trả tài chính sẽ bao gồm toàn bộ giá trị nợ phải trả phái sinh (theo đoạn 13C(a)), bảng này sẽ chỉ bao gồm giá trị tài sản phái sinh (theo đoạn 13C(b)) bằng với giá trị của nợ phải trả phái sinh.

Thuyết minh các giá trị thuần được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính (đoạn 13C(c))

B45

Nếu đơn vị có các công cụ thỏa mãn phạm vi của những thuyết minh này (như được nêu trong đoạn 13A), nhưng không thỏa mãn các tiêu chí bù trừ trong đoạn 42 của IAS 32, các giá trị phải thuyết minh theo yêu cầu của tại đoạn 13C(c) sẽ bằng các giá trị phải thuyết minh theo yêu cầu của đoạn 13C(a).

B46

Các giá trị phải phải thuyết minh theo đoạn 13C(c) phải được đối chiếu với giá trị từng khoản mục riêng lẻ được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính. Ví dụ, nếu đơn vị xác định rằng việc tổng hợp hoặc phân tách giá trị của các khoản mục riêng lẻ trên báo cáo tài chính cung cấp thông tin phù hợp hơn, đơn vị phải đối chiếu giá trị tổng hợp hoặc phân tác được thuyết minh hướng dẫn trong đoạn 13C(c) với từng giá trị của các khoản mục riêng lẻ được trình bày trong báo cáo tình hình tài chính.

Thuyết minh các giá trị thuộc một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự không được bao gồm trong đoạn 13C(b) (đoạn 13C(d))

B47

Đoạn 13C(d) yêu cầu đơn vị thuyết minh các giá trị thuộc một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể hoặc thỏa thuận tương tự không được bao gồm trong đoạn 13C(b). Đoạn 13C(d)(i) đề cập đến các giá trị liên quan đến các công cụ tài chính đã được ghi nhận mà không thỏa mãn một số hoặc tất cả các tiêu chí bù trừ trong đoạn 42 của IAS 32 (ví dụ, quyền bù trừ hiện tại không thỏa mãn các tiêu chí trong đoạn 42(b) của IAS 32, hoặc các quyền bù trừ có điều kiện chỉ có hiệu lực và có thể thực hiện được trong sự kiện mất khả năng thanh toán, hoặc chỉ trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc phá sản củ bất kỳ đối tác nào).

B48

Đoạn 13C(d)(ii) đề cập đến các giá trị liên quan đến tài sản thế chấp tài chính, bao gồm thế chấp bằng tiền, đã nhận được hoặc đem đi thế chấp. Đơn vị phải thuyết minh giá trị hợp lý của các công cụ tài chính đã đem đi thế chấp hoặc đã nhận được làm tài sản thế chấp. Các giá trị được thuyết minh theo đoạn 13C(d)(ii) phải liên quan đến tài sản thế chấp thực tế nhận được hoặc đem đi thế chấp và không liên quan đến các khoản phải trả hoặc phải thu phát sinh được ghi nhân để trả lại hoặc nhận lại tài sản thế chấp.

Giới hạn về các giá trị được thuyết minh trong đoạn 13C(d) (đoạn 13D)

B49

Khi thuyết minh các giá trị theo đoạn 13C(d), đơn vị phải tính đến các ảnh hưởng của việc thế chấp quá mức của công cụ tài chính. Để làm như vậy, đầu tiên đơn vị phải trừ các giá trị được thuyết minh theo đoạn 13C(d)(i) khỏi các giá trị được thuyết minh theo đoạn 13C(c). Đơn vị sau đó phải giới hạn các giá trị được thuyết minh theo đoạn 13C(d)(ii) bằng giá trị còn lại theo đoạn 13C(c) cho công cụ tài chính liên quan. Tuy nhiên, nếu các quyền đối với tài sản thế chấp hiệu lực xuyên suốt các công cụ tài chính, các quyền đó có thể được bao gồm trong thuyết minh được cung cấp theo đoạn 13D.

Mô tả các quyền bù trừ thuộc một thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thế hoặc thỏa thuận tương tự (đoạn 13E)

B50

Đơn vị phải mô tả các loại quyền bù trừ và các thỏa thuận tương tự được thuyết minh theo đoạn 13C(d), bao gồm bản chất của các quyền đó. Ví dụ, đơn vị phải mô tả các quyền có điều kiện ràng buộc của mình. Đối với các công cụ tài chính thuộc quyền bù trừ không phụ thuộc vào một sự kiện tương lai, nhưng không thỏa mãn các tiêu chí còn lại trong đoạn 42 của IAS 32, đơn vị phải mô tả lý do các tiêu chí đó không được thỏa mãn. Đối với thế chấp tài chính đã nhận hoặc mang đi thế chấp, đơn vị phải mô tả các điều khoản của thỏa thuận thế chấp tài sản (ví dụ, khi tài sản thế chấp bị hạn chế).

Thuyết minh theo loại công cụ tài chính hoặc theo đối tác

B51

Các thuyết minh định lượng theo yêu cầu của đoạn 13C(a) - (e) có thể được nhóm theo loại công cụ tài chính hoặc loại giao dịch (ví dụ, các công cụ phái sinh, các thỏa thuận mua lại và mua lại đảo ngược hoặc các thỏa thuận đi vay và cho vay chứng khoán).

B52

Theo cách khác, đơn vị có thể nhóm các thuyết minh định lượng theo yêu cầu của đoạn 13C(a) - (c) theo loại công cụ tài chính và các thuyết minh định lượng theo yêu cầu của đoạn 13C(c) - (e) theo đối tác. Nếu đơn vị cung cấp các thông tin được yêu cầu theo đối tác, đơn vị không phải trình bày tên các đối tác. Tuy nhiên, việc định danh đối tác (đối tác A, đối tác B, đối tác C, v.v) phải nhất quán giữa các năm được trình bày để đảm bảo khả năng so sánh. Các thuyết minh định tính có thể được cân nhắc để cung cấp thêm thông tin về các loại đối tác. Khi việc thuyết minh các giá trị theo đoạn 13C(c) - (e) được cung cấp theo đối tác, các giá trị đơn lẻ lớn trong tổng giá trị theo đối tác được thuyết minh riêng biệt và các giá trị đơn lẻ nhỏ còn lại được cộng chung thành một dòng.

Các thuyết minh khác

B53

Các thuyết minh cụ thể theo yêu cầu của các đoạn 13C – 13E là các yêu cầu tối thiểu. Để thỏa mãn mục tiêu trong đoạn 13B đơn vị có thể cần bổ sung thêm các thuyết minh (định tính), tùy thuộc vào các điều khoản của các thỏa thuận bù trừ có hiệu lực tổng thể và các thỏa thuận liên quan, bao gồm bản chất của các quyền bù trừ và ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiềm năng đến tình hình tài chính của đơn vị.

Phụ lục C: Những sửa đổi đối với các IFRS khác

Những sửa đổi trong phụ lục này được áp dụng từ các kỳ báo cáo năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2007. Nếu đơn vị áp dụng IFRS này cho một kỳ báo cáo sớm hơn, những sửa đổi này sẽ được áp dụng cho kỳ báo cáo sớm hơn đó.

Những sửa đổi trong phụ lục này khi IFRS này được ban hành vào năm 2005 đã được bao gồm trong nội dung của các IFRS có liên quan trong ấn bản này.

Phê chuẩn bởi Ủy ban cho IFRS 7 được ban hành vào tháng 8 năm 2005

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh được phê chuẩn để phát hành bởi mười bốn thành viên của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Sir David Tweedie – Chủ tịch

Thomas E Jones – Phó Chủ tịch

Mary E Barth

HansGeorg Bruns

Anthony T Cope

Jan Engström

Robert P Garnett

Gilbert Gélard

James J Leisenring

Warren J McGregor

Patricia L O’Malley

John T Smith

Geoffrey Whittington

Tatsumi Yamada

Phê chuẩn bởi Ủy ban cho Cải thiện Thuyết minh về Công cụ tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được ban hành vào tháng 3 năm 2009

Cải thiện Thuyết minh về Công cụ Tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được phê chuẩn để phát hành bởi mười bốn thành viên của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Sir David Tweedie – Chủ tịch

Thomas E Jones – Phó Chủ tịch

Mary E Barth

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Jan Engström

Robert P Garnett

Gilbert Gélard

Prabhakar Kalavacherla

James J Leisenring

Warren J McGregor

John T Smith

Tatsumi Yamada

Wei-Guo Zhang

Phê chuẩn bởi Ủy ban cho Thuyết minh – Chuyển giao Tài sản tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được ban hành vào tháng 10 năm 2010

Thuyết minh – Chuyển giao Tài sản Tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được phê chuẩn để ban hành bởi mười bốn thành viên của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Sir David Tweedie – Chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Jan Engström

Patrick Finnegan

Amaro Luiz de Oliveira Gomes

Prabhakar Kalavacherla

Elke König

Patricia McConnell

Warren J McGregor

Paul Pacter

John T Smith

Tatsumi Yamada

Wei-Guo Zhang

Phê chuẩn bởi Ủy ban cho Ngày hiệu lực bắt buộc của IFRS 9 và Thuyết minh chuyển đổi (Sửa đổi đối với IFRS 9 (2009), IFRS 9 (2010) và IFRS 7) được ban hành vào tháng 12 năm 2011

Ngày hiệu lực bắt buộc của IFRS 9 và Thuyết minh chuyển đổi (Sửa đổi đối với IFRS 9 (2009), IFRS 9 (2010) và IFRS 7) được phê chuẩn để phát hành bởi mười bốn trong số mười lăm thành viên của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Bà McConnell không tán thành việc sửa đổi. Ý kiến không tán thành này được trình bày sau Cơ sở Kết luận.

Hans Hoogervorst – Chủ tịch

Ian Mackintosh – Phó Chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Jan Engström

Patrick Finnegan

Amaro Luiz de Oliveira Gomes

Prabhakar Kalavacherla

Elke König

Patricia McConnell

Takatsugu Ochi

Paul Pacter

Darrel Scott

John T Smith

Wei-Guo Zhang

Phê chuẩn bởi Ủy ban cho Thuyết minh – Bù trừ Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được ban hành vào tháng 12 năm 2011

Thuyết minh – Bù trừ Tài sản tài chính và Nợ phải trả tài chính (Sửa đổi đối với IFRS 7) được phê chuẩn để ban hành bởi mười lăm thành viên của Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Hans Hoogervorst – Chủ tịch

Ian Mackintosh – Phó Chủ tịch

Stephen Cooper

Philippe Danjou

Jan Engström

Patrick Finnegan

Amaro Luiz de Oliveira Gomes

Prabhakar Kalavacherla

Elke König

Patricia McConnell

Takatsugu Ochi

Paul Pacter

Darrel Scott

John T Smith

Wei-Guo Zhang

 

Qua bài viết này, Thành Nam đã hướng dẫn đến bạn đọc : Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế số 07 (IFRS 07) - bản dịch tiếng Việt.

Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc gì về văn bản, hãy bình luận bên dưới, các chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.

Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính - Dịch vụ Kế toán
Bài viết liên quan
Bài nổi bật
Bài viết gần đây
Tổng hợp văn bản pháp luật

0886856666

Chat Zalo